7
ở quy mô chưa từng có của các doanh
nghiệp nền tảng. Với lợi thế về công
nghệ, những doanh nghiệp như Amazon
ở quy mô thế giới hay Grab ở quy mô
Đông Nam Á đang viết lại cuộc chơi. Khái
niệm sự hủy diệt sáng tạo đang diễn ra ở
rất nhiều ngành kinh tế, trong đó truyền
hình là một trong những ngành sẽ chịu
tác động lớn nhất. Vừa rồi tôi có sang
Singapore và mở ứng dụng Grab trên
điện thoại của mình xem truyền hình OTT
trên nền tảng Grab. Hãy thử hình dung
một hãng với tiềm lực tài chính hàng chục
tỉ đôla Mỹ, 25% dân số Việt Nam dùng
Grab, nếu họ nhảy vào lĩnh vực OTT tại
Việt Nam, cơ hội nào cho các nhà cung
cấp Việt Nam.
Thách thức sẽ rất lớn nhưng tôi
nghĩ chúng ta vẫn có nhiều cơ hội?
Là người đi sau, chúng ta có cơ hội
đúc rút kinh nghiệm từ nhiều mô hình của
các quốc gia đi trước. Tôi lấy ví dụ, chúng
ta có thể học hỏi từ các đài truyền hình tại
một số nước Bắc Âu, nơi có quy mô dân
số nhỏ, ngôn ngữ mang tính chất đặc thù.
Chính ngôn ngữ địa phương tưởng chừng
là yếu thế nhưng lại là lợi thế trong việc
phát triển OTT bản địa. Rào cản về ngôn
ngữ đã giúp họ chống lại được sự bành
trướng của Netflix, một dịch vụ đã vươn
ra gần hết các quốc gia trên thế giới. Tại
Bắc Âu, Netflix vẫn phát triển nhưng không
thể chiếm vị trí số 1 như OTT nội địa bởi
chính vì ngôn ngữ bản địa. Người Việt
Nam thích xem phim truyền hình Việt Nam
và tất nhiên bằng tiếng Việt. Qua khảo sát
các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á,
OTT nội địa phát triển rất mạnh. Ngay cả
khi Netflix đổ bộ vào, họ vẫn phải mua lại
nội dung nội địa để tăng lượng khán giả
bản địa.
Cạnh tranh về giá trong lĩnh vực
truyền hình trả tiền luôn khiến các nhà
cung cấp dịch vụ phải đau đầu, vậy chúng
ta sẽ tính đến điều này như thế nào?
Khán giả Việt hiện đã tiếp cận được
với các ông lớn như Netflix, Apple TV,
Amazon Prime… cho dù họ chưa chính
thức được cấp phép tại Việt Nam. Trên
phương diện cạnh tranh, chúng ta không
thể so sánh với họ về nội dung quốc tế,
nhưng như đã nói ở trên, họ lại yếu thế về
nội dung bản địa. Hơn nữa, kinh nghiệm
từ thị trường OTT Mỹ, nơi đã đi qua giai
đoạn phát triển và đang bão hòa cho
thấy, cùng lúc khách hàng có thể sử dụng
nhiều dịch vụ OTT khác nhau, với chi phí
không quá cao. Thậm chí với nhiều gia
đình, chi phí không phải là vấn đề mà
mấu chốt nằm ở nội dung có đặc sắc hay
không. Riêng với thị trường Đông Nam Á,
tôi thấy các OTT nội địa đều đang sống
khá tốt nhờ chiến lược giá. Ví như, Iflix -
một OTT đình đám ở Malaysia, luôn duy
trì chiến lược giữ ở mức 34 – 35% chi phí
thuê bao của Netflix. Và họ đang chiếm vị
trí số 1 ở rất nhiều thị trường Đông Nam
Á hiện nay.
Đến bây giờ mới đặt ra vấn đề
chuyển đổi số trên cơ sở phát triển
những hệ sinh thái số của VTV có bị
muộn không, thưa ông?
Không sớm và cũng không muộn.
Nhưng chắc chắn để chậm nữa thì chúng
ta sẽ lỡ nhịp. Thực ra từ nhiều năm nay
Đài THVN đã chuẩn bị sẵn một hệ sinh thái
số đủ mạnh để ngày hôm nay chúng ta có
thể gia nhập cuộc chơi. VTVGo từ nhiều
năm nay vẫn là một trong những ứng dụng
xem truyền hình có nhiều người dùng nhất
tại Việt Nam. Báo điện tử
VTV.vncũng đã
trở thành một tờ báo có uy tín, là tờ báo
điện tử chính thức của Đài THVN. Hệ sinh
thái các trang mạng xã hội của Đài THVN
vẫn luôn có hàng triệu lượt theo dõi. Đây là
những nền tảng rất tốt để VTV có thể phát
triển trên cơ sở hệ thống hóa lại các nền
tảng số mang thương hiệu VTV.
Cũng cần phải nói thêm, phát triển số
là một cuộc chơi tốn kém, thậm chí nhiều
lúc mang tính chất đầu tư mạo hiểm. CNN
digital có được thành công như ngày hôm
nay đã phải bỏ ra hàng trăm triệu đôla tiền
học phí. Đầu tư thất bại rồi làm lại. Với
một cơ quan báo chí như VTV thì chúng
ta không thể chấp nhận học phí lớn như
vậy được. Đến ngày hôm nay, chúng ta đã
học được nhiều bài học từ những người đi
trước. Việc cẩn trọng quan sát thị trường
trong nước và quốc tế, sự thay đổi trong
hành vi tiêu dùng cũng như nghiên cứu
chiến lược từ các nhà cung cấp dịch vụ
trên nền tảng số giúp chúng ta có những
bước đi vững chắc, tránh lãng phí cơ hội,
nguồn lực và cả tài nguyên.
Xin cảm ơn ông!
MỸ QUY
(Thực hiện)
Báo điện tử
vtv.vn- một kênh thông tin quan trọng của VTV trên nền tảng số
Xu hướng xem VOD mọi lúc mọi nơi lên ngôi