15
Thực ra, chúng tôi vẫn luôn kết
hợp cả hai yếu tố đó nhưng hướng
đi trong những chương trình do
Ban Văn nghệ sản xuất là văn
nghệ chính thống nhưng để làm
tròn vai trò tuyên truyền, chúng tôi
cũng phải thu hút được khán giả
bằng sức hấp dẫn riêng có, từ đó
tạo ra được nguồn thu. Tuy nhiên,
những giá trị nghệ thuật kinh điển
thì vẫn có chỗ đứng riêng của nó
và chúng tôi cũng không có ý định
thay đổi điều đó. Việc đổi mới nội
dung và hình thức thể hiện vẫn là bài
toán mà chúng tôi đang tìm lời giải.
Các chương trình của Ban Văn
nghệ cũng đối diện với sự thay đổi cơ
bản, đó là nhu cầu của người xem
chuyển sang rất nhiều nền tảng khác
khác. Theo anh, điều gì khiến khán giả
truyền hình vẫn muốn xem chương
trình ca nhạc truyền hình trên VTV?
Thực ra, đây là bài toán khó của tất cả
những người làm truyền hình và không
còn cách nào khác, chúng tôi phải đổi mới
về nội dung và hình thức thể hiện. Mà
trước hết, phải đổi mới tư duy của từng cá
nhân những người sản xuất chương trình
cho đến lãnh đạo. Thực ra, từ trước đến
nay, chúng tôi đang đi theo lối tư duy khá
truyền thống, nhưng trước sự thay đổi của
nhu cầu người xem thì chắc chắn sẽ phải
thay đổi để sáng tạo ra những chương
trình hấp dẫn khán giả. Chúng tôi không
muốn có khoảng cách giữa mọi người
trong đơn vị, giữa nhân viên và lãnh đạo,
để cùng nhau tạo ra sự đổi mới.
Vậy anh có những định hướng
như thế nào cho mảng sân khấu, văn
học nghệ thuật và âm nhạc?
Sân khấu là một trong những mảng
tiềm năng và rất quan trọng mà chúng
tôi vẫn chưa khai phá hết. Từ trước đến
nay, Ban Văn nghệ có hai mũ mục, đó là
Nhà hát truyền hình
và
Sân khấu truyền
hình.
Trong đó, mục
Nhà hát truyền hình
là anh em trong Ban phối hợp sản xuất
với các nhà hát để dàn dựng lại những
tiết mục có trong kịch mục của họ để
phát sóng trên truyền hình. Còn
Sân
khấu truyền hình
là những vở do các
đạo diễn của đơn vị tự dựng và thực
hiện. Tuy nhiên, phần thứ hai không
đúng chức năng và quá sức cho nên
bao nhiêu năm nay mới có câu “phở
mậu dịch, kịch truyền hình”. Chính vì
vậy, trong năm 2020, chúng tôi sẽ làm
đúng chức năng của mình, đó là dựng
những vở kịch ngắn liên quan đến
những vấn đề trong cuộc sống được
khán giả quan tâm, có thời lượng phù
hợp để phát sóng truyền hình khoảng
45 phút. Còn lại, mảng văn học
nghệ thuật trên sóng đang khá
ổn định nên sẽ không có nhiều
thay đổi, trong thời gian tới
chúng tôi sẽ tập trung để làm sâu
sắc hơn, phản ánh đa chiều hơn,
thể hiện được trình độ thẩm định
trước những sự kiện văn hóa,
nghệ thuật đang diễn ra.
Nhiều chương trình của
Ban Văn nghệ để lại ấn tượng tốt
với khán giả, vậy trong năm nay
có những thay đổi như thế nào?
Trong năm nay, chúng tôi chuẩn bị
cho ra mắt chương trình
Không khoảng
cách
với format hoàn toàn mới, thời
lượng lên tới 70 phút, ghi hình phát sóng
vào tối Chủ nhật tuần thứ hai của tháng
trên VTV1. Trong chương trình sẽ có
những ngôi sao âm nhạc với những phần
biểu diễn chất lượng. Chương trình thứ
hai mà chúng tôi ấp ủ thực hiện, đó là
chương trình hoà nhạc
Giai điệu tổ quốc
được truyền hình trực tiếp nhân dịp 19/8.
Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh phí sẽ quyết
định thực hiện như thế nào cho phù hợp.
Đây sẽ là một chương trình hoà nhạc
chính thống của VTV để phục vụ cho
ngày lễ lớn. Năm nay, chúng tôi trở lại
làm
Liên hoan dân ca Việt Nam
. Đây sẽ
là sự kiện tôn vinh những giá trị văn hóa
dân tộc.
Xin cảm ơn anh!
THU HUỆ
(Thực hiện)
MC Mỹ Lan và Danh Tùng
CT
Không khoảng cách
sẽ thay đổi hoàn toàn trong năm 2020
Giải Sao Mai, một trong những
chương trình do Ban Văn nghệ thực hiện