Previous Page  25 / 120 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 25 / 120 Next Page
Page Background

Xuân Canh Tý 2020

25

NHỮNG NHÂN VẬT ĐẶC BIỆT

Khác với nhiều bộ phim tài liệu khác, mỗi nhân vật

trong

Hai đất nước một trái tim

đều là một nhân vật độc

lập gắn với một câu chuyện, một sự kiện quan trọng

nào đó. Họ là nhân chứng, là người trong cuộc chứ

không phải là người bình luận. Với số lượng nhân vật

lên tới gần 50 người, được trải dài từ Nam ra Bắc ở

Việt Nam và nhiều địa điểm, tỉnh thành của Liên bang

Nga. Tại Việt Nam, cuộc phỏng vấn các nhân vật cũng

đã đi đến nhiều tỉnh thành như: Hà Nội, Hải Phòng,

Hoà Bình, Nha Trang, TP HCM, Vũng Tàu… Hai nhóm

làm phim đã có 1 tháng tác nghiệp tại Nga (từ

7/12/2019- 7//1/2020) và đi đến nhiều địa danh của

Liên bang Nga như Matxcova, Saint Petersburg,

Vladivostok, Sochi, Krasnodar, Kaluga, Lipetsk, Baku,

Siberria để phỏng vấn, ghi hình các nhân vật, sự kiện.

Dù đã liên hệ trước đó cả tháng, tính toán cẩn thận

từng nơi di chuyển, từng nhân vật sẽ phỏng vấn

nhưng ekip cũng gặp không ít tình huống khó khăn.

Trong kế hoạch, cuộc gặp gỡ du hành gia Popov sẽ

diễn ra ở Matxcơva, nhưng ông đã nghỉ hưu ở một

vùng ngoại ô và không thích nói về mình. Đoàn làm

phim đã đến tận nơi để thuyết phục và thật may khi họ

gợi lại câu chuyện bay lên vũ trụ tháng 7/1980 và cùng

làm việc với nhà du hành của Việt Nam - Phạm Tuân

trong suốt 7 ngày trên tổ hợp Chào mừng 6, ông rất

phấn khích. Câu chuyện đó đã khơi gọi thời trai trẻ của

ông, thời hoàng kim của Liên Xô và tình bạn thân thiết

giữa ông và Phạm Tuân trong nhiều năm sau đó. Ông

Popov đã đồng ý chia sẻ nhiều điều thú vị với tất cả

tình cảm yêu quý và trân trọng.

Trong dự án đặc biệt này, còn có sự tham gia của

rất nhiều lãnh đạo Đảng và Nhà nước như: Tổng bí

thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; Thủ tướng

Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Nguyễn Phó Thủ

tướng Vũ Khoan (từng học tập tại Liên Xô, là người

tham gia đóng góp không nhỏ cho quan hệ giữa hai

quốc gia trong những năm đất nước đổi mới) và nhiều

nhân vật đã và đang gắn bó với nước Nga như: TGĐ

Đài truyền hình Việt Nam - Ông Trần Bình Minh, Chủ

tịch Hội hữu nghị Việt – Nga, Chủ tịch Hội hữu nghị

Nga – Việt; Ông Ngô Đức Mạnh – Đại sứ Việt Nam tại

Liên bang Nga; Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ

trang Phạm Tuân. Phim còn có sự đồng hành của

nhiều nhà khoa học, nhà văn hóa ở các lĩnh vực khác

nhau như: Trần Đăng Khoa, Thúy Toán, Lê Phúc

Nguyên, Phạm Tiến Dũng… cùng những doanh nhân

đã và đang có nhiều dự án kinh doanh tại Nga. Ekip

cũng đã phải liên hệ và chuẩn bị rất cẩn thận cho việc

tiếp cận và phỏng vấn các nhân vật tại Nga như: ông

Konstantin V.Vnukov – Đại sứ Liên bang Nga tại Việt

Nam; GS, Viện sĩ Lopukhin Yuri Mikhailovich (Ông

nguyên là Hiệu trưởng Trưởng Đại học y khoa

Matxcova số 2, từng sang Việt Nam giúp đỡ thực hiện

bảo quản thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh) và nhiều nhân

vật lãnh đạo của một số thành phố của Nga, người

thiết kế tượng Bác Hồ tại Vladivostok...

HÀNH TRÌNH ĐẶT CHÂN ĐẾN

“VÙNG CẤM”

Điều ấn tượng nhất của nhóm làm phim tài liệu là

chuyến tác nghiệp, tiếp cận dự án khai thác dầu khí

của Việt Nam tại khu tự trị Nenetskiy. Địa điểm này

cách trung tâm Naryan - Mar hơn 200km qua vùng

băng tuyết rộng hàng vạn km

2

bằng máy bay trực

thăng khiến mọi người phấn chấn. Đây là vùng đầm

lầy rộng hàng vạn km

2

, biệt lập với các vùng lân cận,

mùa đông phủ lớp băng tuyết dày hơn 1m. Mỗi năm

chỉ 3 tháng hè là có nắng, 21 tiếng trong ngày tràn

ngập ánh sáng và mặt trời chỉ lặn trong 3 tiếng.

Ngược lại, 9 tháng mùa đông thì mỗi ngày chỉ có 3

tiếng có ánh sáng, còn lại là màn đêm bao phủ. Thổ

dân là người Nenets gốc Á sống bằng nghề nuôi tuần

lộc và đánh bắt cá. Đến bây giờ họ vẫn sống du mục

và sinh hoạt trong các ngôi nhà chum được làm bằng

da tuần lộc. Khu vực khai thác dầu gần như không có

người ở vì thời tiết quá khắc nghiệt, chỉ có một số loài

thú như gấu, tuần lộc, cáo, thỏ và ít loài cây bụi tồn

tại được. Dự án khai thác dầu khí hợp tác giữa Tập

đoàn dầu khí Việt Nam với Công ty Dầu khí

Zarubezhneft hình thành liên doanh Rusvietpetro từ

năm 2008 và là một trong những dự án thành công

nhất của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Đến nay,

liên doanh đã đem về cho phía Việt Nam 1,5 tỷ USD.

Đây cũng là sự ưu đãi đặc biệt của Chính phủ Liên

bang Nga đối với Việt Nam bởi rất ít nhà đầu tư nước

ngoài được Chính phủ Liên bang Nga cấp phép khai

thác tại lãnh thổ Nga. Mặt khác, nó cũng nói lên quan

hệ ngoại giao tốt đẹp giữa hai nước và điều đó đã tạo

cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư thành

công tại Nga. Thời điểm đoàn làm phim đến, cả một

vùng hàng vạn km

2

toàn băng tuyết, nhiệt độ -20

0

C

và họ phải tác nghiệp trong gần 5 tiếng đồng hồ.

Trước khi lên trực thăng, họ được trang bị bảo hộ đặc

biệt để chống lại cái lạnh, gió, sau khi xuống máy bay,

họ tiếp tục được hướng dẫn kĩ càng và chuyển sang

mặc đồ có thiết bị báo khí độc, đi xe đặc chủng tới

những điểm cho phép ghi hình.

Khi đạo diễn Hoàng Long đặt vấn đề với phía Nga

về việc tác nghiệp ở đây, phía bạn đã họp bàn rất kĩ

rồi mới trả lời đồng ý. Thực tế, chưa có một phóng viên

nào của Nga được tới đó và ekip của VTV là những

phóng viên đầu tiên đưa tin từ khu tự trị Nenetskiy.

“Chúng tôi là đoàn truyền hình đầu tiên được cấp phép

tới đây để làm phim. Trước đó, vị trí này ngoài bên nhà

thầu thi công và cán bộ nhân viên trực tiếp làm việc thì

chưa ai tới nên trên Google cũng không có bất cứ

thông tin nào. Đây là vùng cấm người ngoài đến”, đạo

diễn Hoàng Long chia sẻ. Tác nghiệp ở ngoài trời với

nhiệt độ lạnh như thế nên các thiết bị, máy móc rất

nhanh hết pin, tuy nhiên, do dự kiến được tình huống

này, ekip đã chuẩn bị kĩ không thì chuyến đi hiếm hoi

này sẽ trở thành sự tiếc nuối cho tất cả các thành viên.

Tuy nhiên, thành quả có được là những thông tin quý

giá và những cảnh quay từ trên trực thăng hay bên

dưới, kể cả Flycam đều rất ấn tượng.

Tập 1 của bộ phim

Hai đất nước một trái tim

dài

45 phút dự kiến phát sóng vào khung 20h10 phút

trên kênh VTV1 trước ngày kỉ niệm 70 năm quan

hệ Việt Nam – LB Nga (30/01/1950 – 30/01/2020).

Tập phim tập trung phác họa chân dung mối quan

hệ hữu nghị Việt Nam – Liên bang Nga qua

những sự kiện chính trị - ngoại giao - quân sự -

văn hóa - kinh tế - khoa học - giáo dục lớn qua

góc nhìn của những người trong cuộc và các nhà

nghiên cứu lịch sử của Nga và Việt Nam. 4 phim

tài liệu còn lại, dài 25 phút/1 tập, phát sóng lúc

20h10 phút trong tháng 2, 3, 4, 5/2020.

20 tập Kí sự dự kiến phát sóng vào khung 7h30

sáng từ Mùng 1 Tết Nguyên đán 2020 tới hết

tháng 02/2020. Mỗi tập kí sự đề cập đến một câu

chuyện khác nhau như: về một người Việt thuộc

thế hệ đầu tiên đặt chân đến Nga; tình cảm của

những người Nga với Bác Hồ, với Việt Nam;

Trường học lớn của Việt Nam tại Nga, về khóa

huấn luyện bay đêm của Anh hùng Phạm Tuân và

đồng đội với những người thầy Xô Viết, những

người yêu nước Nga qua âm nhạc; về Ban nhạc

Bạch Dương gồm hơn 40 thành viên là các Giáo

sư, tiến sĩ, kĩ sư, nhà giáo, nhà ngoại giao, các vụ

phó, vụ trưởng… lứa tuổi U90, U80, U70, phần

lớn được đào tạo tại Liên Xô cũ đã cùng nhau tập

luyện và biểu diễn âm nhạc Nga; về cuộc sống

của những người Việt tại Nga... Bên cạnh đó còn

là câu chuyện về sự gắn bó hợp tác Nga Việt

trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, ngoại giao...

Ghi hình tại tượng Lê Nin ở

Triển lãm thành tựu kinh tế Quốc dân LB Nga

Tác nghiệp tại khu tự trị Nenetskiy