Xuân Canh Tý 2020
23
ĐI TÌM HÌNH HÀI
NHỮNG CHIẾC NÓN LÁ XƯA
Từ một vật che mưa, che nắng, nón lá trở thành
một thực thể văn hóa có đời sống riêng độc đáo của
văn hóa Việt, góp phần tôn vinh vẻ đẹp tuy mộc mạc,
nhưng không kém phần duyên dáng của người phụ
nữ. Qua năm tháng, chiếc nón lá bình dị, nhẹ nhàng
đang đi xa khắp thế giới theo người Việt và du khách
nước ngoài như một kỉ niệm đẹp về Việt Nam. Thế
nhưng, nón lá ra đời như thế nào, quá trình thay đổi ra
sao và khác gì so với nón lá của các nước châu Á
khác… thì không phải ai cũng biết. Chương trình
Du
xuân 2020 - Hành trình nón lá
sẽ đưa khán giả đến với
những thông tin thú vị, các nhân vật, địa danh gắn với
chiếc nón lá Việt Nam như: Bắc Ninh, Huế, Hội An và
cả Hàn Quốc.
Tìm hiểu về lịch sử của chiếc nón lá, ekip sản xuất
đã có những thông tin thú vị về nhà nghiên cứu Trịnh
Bách - người đã rất nhiều năm đi tìm hình dáng của
những chiếc nón lá xưa. Khán giả sẽ được biết đến
câu chuyện về con đường phục chế lại nón cổ của ông
Bách với vô vàn khó khăn. Bởi, những tư liệu miêu tả
về nón cổ không còn nhiều, phương pháp làm nón cổ
cũng có phần khác so với trước. Bản thân những
người thợ có hiểu biết về kĩ thuật làm nón cổ cũng đã
không còn. Sau nhiều nỗ lực, ông tìm lại được những
người thợ mà ngày trước gia đình họ làm nón cho triều
đình và tìm cách khôi phục lại kĩ thuật làm nón cổ.
Cuối cùng ông Bách cũng đã phục dựng được những
chiếc nón cổ quý giá.
Tới Bắc Ninh - quê hương của nón ba tầm - đã bị
thất truyền từ đầu thế kỉ XX, một ekip sản xuất khác
của
Du xuân
đã tìm gặp NSND Thúy Hường, họa sĩ
Nguyễn Mạnh Đức (con trai nhà văn Kim Lân) và
nghệ nhân Nghiêm Phú Luận. Họ là những người
cùng nhau thực hiện hành trình tìm lại chiếc nón ba
tầm, đã phục chế thành công. Tuy nhiên, hiện không
còn ai lưu giữ bất kì một kỉ vật nào hay hình ảnh nào
về chiếc nón ba tầm này. Tiếp đó là tìm gặp Nguyễn
Đức Lộc - người cũng đã thiết kế và tìm cách phục
dựng nón ba tầm. Chương trình cũng sẽ lí giải về
thắc mắc nón ba tầm thực chất có phải là nón quai
thao không?
Câu chuyện phục dựng chiếc nón quai thao cũng
rất li kì. Năm 1969, đoàn dân ca quan họ Bắc Ninh
được thành lập nhưng chưa hề có trang phục và nón
để biểu diễn. Sau đó, vào khoảng năm 1972, khi dựng
gánh hát xuân, các nghệ sĩ trong đoàn muốn làm nón
và được giới thiệu đến nhà văn Kim Lân, rồi được nhà
văn mô tả lại hình dáng của của chiếc nón quai thao
được dùng khi hát quan họ. Qua mô tả của những
người còn nhớ về chiếc nón này cùng những tư liệu
tìm được, họ đã phục dựng lại thành công chiếc nón
quai thao. Suốt những năm sau đó, chiếc nón này đã
theo NSND Thúy Cải ra khắp các chiến trường hát
phục vụ các chiến sĩ cách mạng. Rất nhiều người yêu
mến cô và đã kí tên trên chiếc nón quai thao này.
Chiếc nón cũng theo NSND Thúy Cải mang đi lưu diễn
ở nhiều quốc gia trên thế giới. Mỗi dịp đó, bà lại rất tự
hào giới thiệu về chiếc nón quai thao của người Việt,
về một chiếc nón là đại diện cho hình ảnh của quê
hương, đất nước Việt Nam.
Tới xứ Huế mộng mơ, ekip sản xuất đi tìm hiểu về
chiếc nón bài thơ. So với chiếc nón lá các vùng miền
khác thì nón Huế đi vào thơ ca, nhạc họa nhiều nhất.
Hình ảnh cô gái Huế với chiếc nón bài thơ, khi che trên
đầu, khi cầm trên tay, khi nghiêng nghiêng e thẹn đã
tạo nên một vẻ đẹp rất Huế. Trong chiếc nón bài thơ
có biểu hiện những nét đẹp của cả một vùng văn hoá.
NÓN LÁ VIỆT NAM RA THẾ GIỚI
Trong một diễn biến khác, một ekip của phòng Kiến
thức Cộng đồng - Ban Khoa giáo đã lên đường tới Xứ
sở Kim chi nơi có Bảo tàng nón, mũ châu Á. Ở đây
trưng bày đầy đủ nón lá đội đầu truyền thống của các
dân tộc Đông Á và Đông Nam Á như: Nhật Bản, Lào,
Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Hàn Quốc, Việt
Nam... Ekip đã gặp gỡ, phỏng vấn Giáo sư Kim Jung
A (Khoa trang phục và dệt may trường ĐH Hannam
University) và Giám đốc bảo tàng Lee Jong Min A
(Yongin Hat Museum) và có được những thông tin rất
độc đáo về nón lá các quốc gia. Hai chuyên gia đều
khẳng định, qua chiếc nón của từng đất nước sẽ hiện
lên nét văn hóa độc đáo của mỗi quốc gia và trí tuệ mà
họ thể hiện trên phương pháp làm mũ, nón theo cách
sống của riêng mình và nón lá Việt Nam độc đáo ở chỗ
gắn liền với hình ảnh người phụ nữ duyên dáng...
Trong chuyến ghi hình tại Hội An, hai MC trải nghiệm
là Mạnh Tùng và Hồng Nhung cũng đã cùng ekip tìm
gặp cụ bà Bùi Thị Xong - người từng được bình chọn là
Cụ bà Việt đẹp nhất thế giới
qua tấm ảnh của nhiếp ảnh
gia người Pháp Réhahn Croquevielle. Năm 2011, khi đi
dạo ở Hội An, anh đã bắt gặp hình ảnh cụ bà đang chèo
thuyền đón khách trên sông Hoài và đã xin chụp ảnh
bà. Bức ảnh cụ Xong lấy hai bàn tay bịt mặt hở đôi mắt,
đầu đội nón lá được nhiếp ảnh gia Réhahn đặt tên là
Hidden Smile
-
Nụ cười ẩn giấu
từng được nhiều tờ báo
và kênh truyền hình uy tín của Mỹ như
National
Geographic, Los Angeles Times, Daily Mail...
ca ngợi,
trở nên nổi tiếng cả thế giới. Các câu chuyện từ chương
trình
Kí ức Việt Nam
; chuyện khách du lịch Hàn Quốc
đến Việt Nam mua nón lá làm kỉ niệm; chuyện hai vợ
chồng Việt - Pháp mang nón lá đi du lịch khắp thế giới
và nón lá - hình ảnh dân tộc trong tâm hồn những hậu
duệ họ Lý ở Hàn Quốc sẽ cho thấy những chiếc nón lá
đã đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới...
Một chương trình công phu, giàu chất liệu, được
thể hiện sinh động, với những cảnh quay đẹp ở cả Việt
Nam và Hàn quốc,
Du xuân 2020 - Hành trình nón lá
sẽ là món quà thú vị trong ngày tết dành cho khán giả
trên sóng VTV2.
LÀ CHƯƠNG TRÌNH THƯỜNG NIÊN CỦA BAN
KHOA GIÁO GỬI TỚI KHÁN GIẢ VTV2 MỖI DỊP TẾT
ĐẾN XUÂN VỀ,
DU XUÂN
LUÔN MANG ĐẾN
NHỮNG CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ, VĂN HÓA ĐỘC
ĐÁO VỚI CÁCH THỂ HIỆN HẾT SỨC CÔNG PHU,
SÁNG TẠO. TRONG CHƯƠNG TRÌNH
DU XUÂN
ĐÓN TẾT NGUYÊN ĐÁN CANH TÝ 2020, EKIP SẢN
XUẤT SẼ MANG ĐẾN CHO KHÁN GIẢ CÁI NHÌN
RẤT SÂU VỀ CHIẾC NÓN LÁ - MỘT BIỂU TƯỢNG
GẮN LIỀN VỚI HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM
QUA SUỐT CHIỀU DÀI LỊCH SỬ.
Du xuân 2020
CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC
NÓN LÁ VIỆT NAM
MAI CHI
Ghi hình phóng sự tại Huế
Ekip sản xuất tại Huế
Ghi hình nón quai thao
ở một ngôi chùa xứ Bắc