Table of Contents Table of Contents
Previous Page  73 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 73 / 92 Next Page
Page Background

73

mang đến khẩu vị mới mẻ cho khán

giả màn ảnh nhỏ.

Tôi được biết, trên thế giới, vào

những năm 60 của thế kỉ trước, phim

trên truyền hình Mỹ phổ biến là hai thể

loại: drama, phim khoảng 45 phút

chiếu trong khung giờ 60 phút và

comedy, phim khoảng 23 phút chiếu

trong khung giờ 30 phút. Thể loại

drama dài một tiếng gồm đủ kiểu từ

trinh thám, hành động, tình cảm, tâm lí

xã hội... Comedy dài nửa tiếng chủ

yếu là hài tình huống sitcom hoặc hài

gia đình (family comedy). Cả hai thể

loại này đều dùng hiệu ứng tiếng cười

đưa vào. Một thời gian sau, người ta

đã thử kết hợp hai loại drama và

comedy trong bộ phim

Hennesey

. Đây

được coi là bộ phim đầu tiên thuộc thể

loại dramedy với nội dung về quân đội.

Series này có tới 95 tập chia làm ba

mùa và chiếu trên Đài Truyền hình

CBS. Khi mùa đầu tiên của

Hennesey

ra mắt khán giả, hiệu ứng tiếng cười

(laugh track) vẫn được đưa vào mặc

dù không nhiều như sitcom. Sau đó,

người ta thấy khi có chất drama thì

hiệu ứng tiếng cười không còn hiệu

quả nữa, tức là không thể khiến khán

giả phải cười theo ý mình nữa. Và đến

mùa 3 thì chính thức không còn hiệu

ứng tiếng cười. Điều này rất giống với

bộ phim

Mẹ ơi, bố

đâu rồi?

đang phát

sóng trên VTV. 

Được biết, dự án

Mẹ ơi, bố đâu rồi?

có sự giám sát,

những đòi hỏi yêu

cầu gắt gao của đơn

vị bản quyền - Hãng

20th Century Fox

Television

(Mỹ).

Đơn vị sản xuất bộ phim này - VFC

chắc chắn phải có cách làm tốt, hiệu

quả mới thuyết phục các chuyên gia

Mỹ đồng ý cho làm lại bản gốc theo thể

loại dramedy. Làm cái gì mới cũng khó,

nhưng điều quan trọng và đáng mừng

là khán giả có vẻ cũng dần quen, thậm

chí là thích thú với dramedy

Mẹ ơi, bố

đâu rồi?.

Thực tế, với đa số khán giả

truyền hình, thể loại gì không quá quan

trọng, mối quan tâm của họ là bộ phim

có hấp dẫn không, thu hút không, có

thông điệp gì.

Đặc trưng của sitcom - thể loại của

bản gốc

Last Man Standing

là về mặt

hình ảnh không quay 360 0 mà chỉ có

ba mặt, mặt trước thì đã có khán giả

đang xem và cười rồi. Một điểm nữa

nổi bật của sitcom là tiếng cười của

khán giả được đưa vào (khi dựng gọi

là laugh track). Nếu sitcom lấy tiếng

cười, lấy tình huống hài hước làm lõi

thì dramedy sẽ kết hợp cả tiếng cười

và tính chất drama trong phim truyền

hình. Ở

Mẹ ơi bố đâu rồi?

tôi cảm nhận

rõ ràng, về mặt nội dung, phần tình

cảm rất rõ nét, các diễn viên diễn xuất

gần với phim truyền hình hơn. Tất

nhiên, vì có sự kết hợp hai thể loại nên

đôi lúc diễn viên, tình huống vẫn “over”

như sitom. Thuyết phục nhất là cặp

diễn viên chính NSND Lê Khanh và

diễn viên Hoàng Sơn, họ đã có sự kết

hợp rất đáng yêu, duyên dáng, khiến

những tình huống, thông điệp của bộ

phim trở nên dễ xem, dễ cảm nhận.

“Vạn sự khởi đầu nan”,

Mẹ ơi, bố

đâu rồi?

là bộ phim truyền hình đầu

tiên ở thể loại dramedy nên còn nhiều

bỡ ngỡ nhưng làm được như thế này

là thành công. Tôi hi vọng, dòng phim

này sẽ tiếp tục được VTV sản xuất và

phát sóng trong thời gian tới.

HOÀNG KIM THẢO

(Hà Nội)