90
thông tin
Nâng cao hiệu quả
Xác định được ý nghĩa của việc ứng
dụng CNC vào phát triển nông nghiệp
những năm qua nhiều đề tài, dự án
nghiên cứu tập trung giải quyết bức
thiết của thực tiễn sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn Hà Nội đã được triển khai.
Điển hình là những mô hình ứng dụng
CNC trong sản xuất các giống lúa năng
suất chất lượng, có khả năng chịu hạn,
chống chịu sâu bệnh; các loại cây đặc
sản như: nhãn chín muộn, bưởi tôm
vàng, chuối tiêu hồng... Các mô hình
chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, áp
dụng cơ giới hóa; các giải pháp hạn chế
ô nhiễm môi trường chăn nuôi… Theo
thống kê, đến nay, toàn thành phố đã
xây dựng được hàng trăm mô hình
nông nghiệp CNC, dẫn đầu là huyện
Mê Linh với 18 mô hình, tiếp đến là các
huyện Gia Lâm, Thường Tín… Trong
đó hàng chục nhãn hiệu được xây dựng
cũng đang phát triển rất hiệu quả như:
khoai lang Đồng Thái (huyện Ba Vì),
Bưởi tôm vàng (huyện Đan Phượng),
Nhãn chín muộn (huyện Hoài Đức)… Tỉ
trọng ứng dụng CNC vào sản xuất
nông nghiệp của toàn thành phố đạt
trên 30%.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế,
chính sách
“Có thể thấy, thế mạnh là thị trường
trung và cao cấp cùng nguồn lực khoa
học và công nghệ tốt, Hà Nội có đủ điều
kiện thuận lợi để phát triển trở thành
trung tâm ứng dụng khoa học và công
nghệ hàng đầu vào sản xuất nông
nghiệp. Để làm được điều đó, vai trò
của các doanh nghiệp là rất quan trọng.
Bên cạnh đó, thành phố cần tiếp tục
hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ
thu hút đầu tư, nhất là vào lĩnh vực
nông nghiệp CNC. Đồng thời đẩy mạnh
khởi nghiệp gắn với đổi mới sáng tạo,
nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế
mạnh, huy động đa dạng nguồn lực cho
phát triển nông nghiệp CNC”, Ông Lê
Ngọc Anh - Giám đốc Sở KH&CN Hà
Nội nhận định. Để tạo đột phá cho nông
nghiệp CNC, Phó Chủ tịch Thường trực
UBND TP. Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho
rằng: “Cùng với Nhà nước và doanh
nghiệp, rất cần sự tham gia của nhà
nông, nhà khoa học và truyền thông.
Sở dĩ có sự tham gia của truyền thông
là bởi sản phẩm làm ra nhưng người
dân không biết đến, khó tiếp cận và
không được thụ hưởng thì hiệu quả sản
xuất cũng không đạt yêu cầu. Bên cạnh
đó, UBND TP Hà Nội cũng đề nghị các
sở, ban ngành, địa phương tiếp tục rà
soát, đề xuất bổ sung, hoàn thiện cơ
chế, chính sách khuyến khích sự tham
gia của các thành phần xã hội vào sản
xuất nông nghiệp CNC. “Chúng tôi rất kì
vọng các nhà khoa học tiếp tục nghiên
cứu, cho ra đời những sản phẩm công
nghệ tiên tiến, có tính ứng dụng cao,
đáp ứng nhu cầu thực tiễn với giá thành
hợp lí để bà con nông dân, các nhà đầu
tư dễ dàng tiếp cận. Đặc biệt, các
doanh nghiệp mạnh dạn hơn nữa trong
đầu tư phát triển nông nghiệp CNC; gắn
kết chặt chẽ với người nông dân, tiến
tới xây dựng những chuỗi liên kết mang
lại giá trị cao và bền vững”, Phó Chủ
tịch thường trực UBND TP. Hà Nội
Nguyễn Văn Sửu chia sẻ.
P.V
Tăng cường liên kết
Hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp
công nghệ cao tại Hà Nội
Việc tăng cường liên kết gắn với hoàn thiện chính sách hỗ
trợ đầu tư được xem là nhiệm vụ then chốt để có thể đẩy
mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao (CNC), một
hướng đi hiệu quả, mang tính tất yếu của nền nông nghiệp
Hà Nội trong thời gian qua.