Previous Page  63 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 63 / 92 Next Page
Page Background

63

gian cho truyền hình hơn và chuyển

sang việc tiếp nhận thông tin qua các

thiết bị thông minh. Các nhà đài cũng

bỏ qua luôn đối tượng khán giả này.

Tuy nhiên, trước sự phát triển như vũ

bão của công nghệ số, dẫn đến việc

suy giảm tỉ suất người xem trầm trọng,

các kênh truyền hình lớn đều đang nỗ

lực đưa khán giả trẻ trở lại màn ảnh

nhỏ. Hàng loạt các chương trình vốn là

sở trường của khán giả trẻ như: âm

nhạc, hip hop, nhảy múa… liên tục

được tung ra. Theo nhà phê bình văn

hoá Kim Seong - su, việc đa dạng đối

tượng khán giả là lựa chọn tất yếu

trong thời kì cạnh tranh khốc liệt như

hiện nay: “Chưa bao giờ truyền hình rơi

vào tình trạng khó khăn như thế. Rất

hiếm có một chương trình đạt tỉ suất

người xem trên 10%”.

Hầu hết các đài truyền hình hiện nay

đều phát triển nội dung số, nếu các

chương trình dành cho giới trẻ có ít

người xem trên truyền hình thì nhà sản

xuất hoàn toàn có thể phát trên Youtube

hoặc các kênh trực tuyến khác nhằm

thu hút khán giả và các đơn vị quảng

cáo. Chương trình nào thật sự hấp dẫn,

chắc chắn các bạn trẻ sẽ háo hức chờ

xem trực tiếp trên truyền hình. Ví dụ

như

After School Hiphop -

chương trình

thực tế về hip hop dành cho học đường

của Đài SBS. Trong chương trình, MC

và các rapper sẽ cùng nhau đến các

trường cấp 2 và 3 trên khắp Hàn Quốc

để lắng nghe câu chuyện của các thí

sinh được thể hiện qua các bài rap.

After School Hiphop

được thực hiện

theo phong cách hoàn toàn mới mẻ,

khuyến khích các thí sinh thể hiện cảm

xúc của mình. Ra mắt vào giữa tháng 8

vừa qua, chương trình đang thu hút

lượng khán giả khá lớn không chỉ ở độ

tuổi thanh thiếu niên mà cả những

người trưởng thành nhờ những câu

chuyện chân thật chứa đựng những nỗi

niềm băn khoăn của tuổi teen về trường

học, bạn bè, gia đình, tình yêu, mơ

ước. Mnet cũng đang gây sốt với

High

School Rapper

, sân chơi dành cho các

cô bé cậu bé trung học đam mê Rap.

Đầu tháng 9 vừa qua, Đài KBS cho

ra mắt chương trình

Dancing High

nhằm mục đích nắm bắt và cổ vũ cho

các bạn trẻ có niềm đam mê nhảy múa.

Bất cứ bạn trẻ nào từ 9 - 18 tuổi đều có

thể tham gia để tìm kiếm cơ hội cũng

như học hỏi từ các biên đạo và vũ công

nổi tiếng. MBC cũng sẽ ra mắt một

chương trình thử giọng mới dành riêng

cho các thí sinh dưới 19 tuổi, dự kiến sẽ

lên sóng vào tháng 11 tới.

Các đài cáp cũng nhanh chóng bắt

kịp xu thế này, TvN vừa cho ra mắt một

kênh truyền hình dành riêng cho giới

trẻ - XtvN. Cuối tháng 8 vừa qua, XtvN

đã phát sóng mùa thứ 2 của bộ phim

Revenge Note

(Nhật kí báo thù). Bộ

phim xoay quanh Oh Ji Na, một nữ sinh

bình thường, vô tình sử dụng ứng dụng

mang tên “cuốn sổ báo thù”. Bằng việc

nhập vào ứng dụng tên của kẻ bắt nạt

mình, Oh Ji Na có thể trả thù mà không

cần phải động tay động chân. Mùa đầu

tiên, bộ phim được chiếu trên mạng thu

hút hơn 11 triệu lượt người xem.

SBS cũng đang khởi động lại

chương trình truyền hình thực tế huyền

thoại

School Attack

sau 10 năm gián

đoạn. Format của chương trình vẫn

được giữ nguyên, các thần tượng sẽ bí

mật ghé thăm các trường học trên toàn

quốc và tổ chức các buổi trình diễn

mang lại tiếng cười và những cảm

xúc không thể nào quên cho các bạn

học sinh.

Bảo Anh

(Theo Koreaheard)

School 2013

: phần hay nhất trong series học đường đình đám

Các chàng trai của Wanna One tham gia chương trình

School Attack 2018

High shool Rapper:

sân chơi cho các bạn học sinh trung học mê Rap