11
F
ormat gốc của chương trình mang
tên
Dividied
đã được mua bản
quyền và sản xuất ở rất nhiều
quốc gia. Tại Mỹ, game show này
đã sản xuất được hai mùa với điểm nhấn
nổi bật trong luật chơi là chú trọng tính
thực tế, thực dụng của người chơi bằng
việc tạo ra một cuộc thương lượng đặc
biệt ở cuối các vòng thi. Theo đó, tổng số
tiền thưởng cuối cùng sẽ được chia
thành 3 phần với tỉ lệ rất chênh lệch:
60%, 30% và 10%. Nhiệm vụ của 3
người chơi là phải thương lượng, đàm
phán với nhau để nhận về tỉ lệ mong
muốn trong vòng 100 giây. Thời gian
càng trôi qua, số tiền sẽ càng giảm dần
với mỗi 1% tổng số tiền tương ứng với
1 giây. Nếu không thể thương lượng
được thì họ có thể phải đối diện với khả
năng ra về trắng tay. Như vậy, đây mới là
câu hỏi khó nhất của chương trình chứ
không phải hàng loạt câu hỏi lựa chọn,
sắp xếp khác được trải đều qua 5 vòng
thi. Vì tâm lí chung của những người
tham gia là luôn muốn giành về cho mình
phần thưởng có giá trị. Tỉ lệ 30% thường
xuyên được lựa chọn như một giải pháp
an toàn nhưng để đạt được sự thống
nhất giữa người nắm giữ 60% và người
chỉ có vỏn vẹn 10% là cả sự đấu tranh
gay gắt.
Qua những tập đã phát sóng của
Không thỏa hiệp,
có thể thấy, khi về
Việt Nam, cách người chơi xử lí tình
huống mà chương trình đặt ra mang
đến khá nhiều bất ngờ. Mỗi tập, ba
người chơi đều được ghép một cách
ngẫu nhiên và họ không hề quen biết
trước đó nhưng chỉ cần sau vài câu hỏi
là cả người trong cuộc lẫn khán giả
đều có thể nhận ra ai là người làm chủ
được cuộc chơi tốt nhất bằng kiến
thức, sự quyết đoán hoặc có khi là sự
may mắn. Nếu theo logic thì người làm
tốt, giúp cho đội giành chiến thắng
nhiều nhất hẳn nhiên là người có ưu
thế trong việc giành về tỉ lệ 60%.
Phải chăng, sự thương lượng suôn
sẻ, coi trọng tình cảm hơn lí trí đã
khiến cho
Không thỏa hiệp
phiên bản
Việt tuy gần gũi với tâm lí Á Đông
nhưng lại thiếu đi sự gay cấn, quyết liệt
cần thiết, chưa bộc lộ được rõ rệt ý đồ
của format khi đánh vào… lòng tham
trong mỗi con người? Một lí do cần
được tính đến ở đây là trong các tập
đã phát sóng, phần nhiều các đội chưa
giành được giải thưởng chung cuộc
thực sự giá trị (tối đa lên tới 300 triệu
đồng). Luật chơi rất khắt khe của
Không thỏa hiệp
khiến số tiền nhanh
chóng “bốc hơi” theo từng giây suy
nghĩ, cân nhắc trong khi các người
chơi vẫn còn hơi lan man trong việc
giải thích, trình bày, chưa tận dụng tối
đa quyền ưu tiên để đưa ra đáp án một
cách nhanh nhất. Dù có tới 5 vòng thi
nhưng đa số các đội chỉ tới được vòng
thứ ba. Do đó, khi phải phân chia,
thương lượng, sự chênh lệch tuy đáng
kể thì vẫn chưa đến mức độ phải tranh
giành đến cùng. Tình huống trớ trêu
nhất ở vòng thương lượng xảy ra trong
tập 5 khi sự dùng dằng, không ăn ý,
mơ hồ về luật của người chơi đã đẩy
tất cả tiền thưởng về con số 0. Kết quả
“trắng tay” này là lời nhắc nhở rằng, để
có được giải thưởng từ chương trình,
sự quyết đoán bảo vệ quan điểm,
quyền lợi là rất quan trọng nhưng cũng
cần biết thỏa hiệp đúng lúc để giữ cho
cuộc chơi trở nên an toàn.
HOÀNG HƯỜNG
GAME SHOW MỚI
KHÔNG THỎA HIỆP
KHÔNG CHỈ THỬ THÁCH NGƯỜI
CHƠI VỀ KIẾN THỨC, HIỂU BIẾT XÃ
HỘI MÀ CÒN ĐẶT RA CÂU HỎI VỀ
MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA GIẢI
THƯỞNG TRONG MỘT CUỘC CHƠI
MANG TÍNH TẬP THỂ. CHƯƠNG
TRÌNH PHÁT SÓNG LÚC 18H CHỦ
NHẬT HÀNG TUẦN TRÊN VTV3.
Không thỏa hiệp
SỰ QUYẾT ĐOÁN LÀ CHƯA ĐỦ
CHƯƠNG TRÌNH MỚI