65
về những con mương nứt nẻ, khô khốc,
những cánh đồng lúa bị cháy khô, chỉ
thu về rơm rạ… nhưng bà con vẫn
quyết tâm trồng lúa giống cũ chứ không
phải giống lúa mới phù hợp với đất
nhiễm mặn. Những mâu thuẫn nảy sinh
khi người dân không đồng lòng chuyển
đổi phương thức nuôi trồng những loại
cây, con đem lại giá trị cao hơn từ
nguồn nước mặn là rất lớn.
Sức nặng của bộ phim còn ở
những ý kiến xác đáng của các nhà
khoa học chuyên nghiên cứu về
đồng bằng Sông Cửu Long?
Để đem đến sự khách quan và
những phân tích mang tính khoa học,
trong quá trình làm phim, ngoài tiếng
nói của người dân, ý kiến của nhà quản
lí, tôi đã có nhiều cuộc phỏng vấn với
các nhà khoa học tên tuổi, gắn bó sâu
sắc với đồng bằng sông Cửu Long. Đó
là
GS.TSVõ Tòng Xuân - Chuyên gia
nông nghiệp,
PGS.TSLê Anh Tuấn -
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến
đổi khí hậu - Đại học Cần Thơ, Thạc sĩ
Nguyễn Hữu Thiện - Chuyên gia nghiên
cứu độc lập về sinh thái đồng bằng
sông Cửu Long, TS Dương Văn Ni -
Trường Đại học Cần Thơ,
GS.TSNguyễn Thị Lang, Viện lúa đồng bằng
sông Cửu Long…
Để hoàn thành bộ phim này,
bạn đã “nằm vùng” ở đồng bằng
Sông Cửu Long bao lâu?
Khi được lãnh đạo Ban và Phòng
giao nhiệm vụ, tôi chỉ có hai ngày để
chuẩn bị mọi thứ. Vào thời điểm ấy đã
gần cuối của đợt hạn mặn lịch sử, bởi
thế, lãnh đạo Ban đặt ra yêu cầu cho
nhóm công tác không tập trung phản
ánh thiệt hại nữa mà phải tìm góc nhìn
mới, nhận ra những vấn đề tồn tại của
tư duy và hệ thống sản xuất hiện nay.
Từ đó có những thay đổi, điều chỉnh về
chiến lược sản xuất, phát triển kinh tế
thích ứng với những biến đổi đang diễn
ra mạnh mẽ tại khu vực này. Ekip đã
mất nửa tháng ghi hình các tỉnh từ Cà
Mau, Kiên Giang đến Bến Tre, Sóc
Trăng đúng đợt hạn hán nặng nề từ
tháng 3 đến tháng 4/ 2016, cố gắng ghi
hình, thu thập nhiều câu chuyện chân
thực nhất.
Xuân Hùng là người tâm huyết
với mảng đề tài về môi trường, còn
nhớ bạn đã có các series chương
trình điều tra gây tiếng vang như
Rút
ruột rừng già
,
Nước mắt của vàng
…
Xông pha vào những
điểm
đầy nguy
hiểm, bạn có sợ không?
Hiện nay, tôi phụ trách chuyên mục
Phát triển bền vững
trên VTV2, những
vấn đề về môi trường thường là vấn đề
nóng, nhạy cảm và đối mặt với những
thành phần xã hội đen như: phá rừng,
đào vàng, khai thác khoáng sản trái
phép… Nói không sợ là không đúng
nhưng điều may mắn là tôi có sự hậu
thuẫn, ủng hộ rất lớn từ lãnh đạo
Phòng, Ban và có sự sát cánh của các
đồng nghiệp nhiều kinh nghiệm.
Trước mỗi đề tài gai góc, chúng tôi
phải nghiên cứu, trao đổi với các nhà
khoa học, với người dân để đưa ra
nhiều phương án tác nghiệp tại hiện
trường. Mục đích là ghi lại những hình
ảnh khách quan, trung thực và phát
hiện ra bản chất của vấn đề. Khó có thể
biết điều gì chờ đợi mình ở phía trước
nhưng lúc xung trận rồi thì chính niềm
say nghề, quyết tâm đưa ra ánh sáng
những sai phạm khiến những phóng
viên điều tra chúng tôi không biết sợ.
Ngay cả khi đã tác nghiệp thành công ở
hiện trường thì việc dàn dựng tác phẩm
ra sao để đưa lên sóng truyền hình,
tránh được những hệ lụy sau đó cũng
khá đau đầu. Có những tác phẩm sát
giờ lên sóng, ekip chúng tôi và lãnh đạo
vẫn phải thảo luận, phản biện các thông
tin đưa ra để tìm tiếng nói chung, chính
xác, dễ hiểu, nhằm mang lại hiệu ứng
xã hội tốt nhất có thể.
Được biết, ngoài giải thưởng
mới nhất này, bạn cũng đã sở hữu
nhiều giải thưởng cho các tác
phẩm khác?
Có vẻ như tôi có duyên với các giải
thưởng về môi trường. Đầu năm nay tôi
đã được trao giải B (không có giải A) của
Hội nhà báo tại Hội báo Xuân 2018 cho
series ba chương trình
Quy hoạch du
lịch
Sơn Trà và những vấn đề đặt ra.
Cũng giải này năm 2017 tôi đoạt giải A
cho tác phẩm
Xả đập thủy điện có cứu
được khô hạn
. Tác phẩm điều tra
Rút
ruột rừng già
đoạt giải B tại Liên hoan
Điện ảnh - Truyền hình Môi trường lần 6.
Cảm ơn Xuân Hùng!
Cẩm Hà
(Thực hiện)
Giải thưởng báo chí Tài nguyên và
Môi trường được tổ chức từ năm
2010, đã trở thành hoạt động
thường xuyên với sự quan tâm của
đông đảo phóng viên, các cơ quan
thông tấn báo chí cả nước. Năm
nay giải có sự tham gia của 78 cơ
quan báo chí, trong đó 35 cơ quan
báo chí Trung ương, 43 cơ quan
báo chí địa phương. Ban tổ chức đã
tiếp nhận được 505 tác phẩm của 128 tác giả, nhóm tác giả. Tác phẩm
Mặn và
ngọt
của phóng viên Xuân Hùng - Đài THVN là một trong năm giải A được trao
cho các thể loại báo chí của năm nay.