Table of Contents Table of Contents
Previous Page  20 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 20 / 92 Next Page
Page Background

20

NHẬT KÍ PHÓNG VIÊN

TÁC NGHIỆP KHẨN TRƯƠNG

Tôi đã đi thường trú ở nhiều tỉnh

thành, với hơn 1.000 phóng sự, tin bài đã

được sản xuất trong suốt 7 năm qua. Có

nhiều câu chuyện đáng nhớ nhưng có lẽ

kỉ niệm mà tôi không thể nào quên là lần

tác nghiệp về bão lũ tại Hà Tĩnh. Tháng

9/2017, cơn bão số 10 đổ bộ vào đất

liền, trọng điểm là vùng giáp ranh 2 tỉnh

Quảng Bình - Hà Tĩnh. Trong quá trình

tác nghiệp tại tuyến đê biển Thạch Kim,

huyện Lộc Hà, nguy cơ vỡ đê đe dọa

tính mạng của hàng nghìn hộ dân sống

trong đê, khi đang ghi nhận hình ảnh và

dẫn hiện trường ven tuyến đê này thì

bỗng một cơn sóng biển cao gần 2 mét

ập đến, cuốn tôi ra xa, rất may khi đó có

các đồng chí biên phòng cứu hộ nên đã

an toàn.

Khi phóng viên tới hiện trường, máu

nghề thường khiến họ bất chấp hiểm

nguy và trên thực tế đã xảy ra nhiều vụ

tai nạn thương tâm với phóng viên trong

quá trình tác nghiệp. Nhiều lúc, biết đó là

vùng bão, vùng lũ, vùng sạt lở đất nhưng

nhiều phóng viên vẫn đến để phản ánh,

đưa tin… vì đó đó là công việc, trọng

trách, vinh dự, như sinh ra kiếp tằm thì

phải nhả tơ. Điều quan trọng nhất của

một tác phẩm truyền hình đó chính là

hình ảnh. Hình ảnh ấn tượng, sắc nét, thì

không cần bất cứ một lời bình nào nữa.

Hình ảnh luôn ở vị trí số một trong tác

phẩm truyền hình, lời bình chỉ làm mạnh

thêm cho hình ảnh, khiến hình ảnh nổi

bật và chạm đến cảm xúc người xem.

“Mắt quay phim - tim biên tập”, phóng

viên và quay phim như tay trái và tay

phải, nếu như một trong hai không có sự

tương tác, phối hợp, thấu hiểu, chắc

chắn phóng sự sẽ không thành công. Tôi

luôn đề cao tinh thần tập thể, khi đã ra

hiện trường, tất cả đều phải làm việc,

phải cố gắng lấy được những hình ảnh

tốt nhất, những thông tin tốt nhất, dù có

lúc phải vất vả, trầy trật, thậm chí là nguy

hiểm đến tính mạng.

Thời gian qua, do thời tiết nắng nóng

kéo dài, hơn một tháng trên địa bàn tỉnh

Hà Tĩnh không có mưa nên đã liên tục

xảy ra các vụ cháy rừng. Nghiêm trọng

nhất là vụ cháy rừng thông phòng hộ tại

tiểu khu 92, thuộc thị trấn Xuân An,

huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Sau gần

3 ngày xảy ra vụ cháy, các cơ quan chức

năng mới có thể khống chế được ngọn

lửa. Ngay khi nhận được thông tin từ

nhân dân, tôi đã lập tức ra hiện trường

để tác nghiệp. Hiện trường vụ cháy nằm

ở khu vực đỉnh đồi, đèo dốc, lại đi trong

đêm tối nên việc tiếp cận vụ cháy gặp rất

nhiều khó khăn. Sau gần một tiếng băng

rừng chúng tôi mới có thể ghi nhận

VỪA QUA, TẠI HÀ TĨNH ĐÃ XẢY RA

VỤ CHÁY RỪNG NGHIÊM TRỌNG. LÀ

PHÓNG VIÊN CỦA VTV THƯỜNG TRÚ

TẠI HÀ TĨNH, LÊ QUANG TIẾN CÙNG

ĐỒNG NGHIỆP ĐÃ TÍCH CỰC THAM

GIA TÁC NGHIỆP ĐƯA TIN BÀI VỀ

CHO CÁC CHƯƠNG TRÌNH. ANH

CHIA SẺ VỀ NHỮNG CHUYẾN TÁC

NGHIỆP ĐẦY HIỂM NGUY TẠI CÁC

ĐIỂM NÓNG.

KHI PHÓNG VIÊN

BẤT CHẤP HIỂM NGUY

Toàn cảnh vụ cháy rừng

PV Lê Quang Tiến tác nghiệp trong vụ cháy rừng