90
sống khỏe
Đối tượng nào
có nguy cơ thiếu sắt?
Khi cơ thể không đủ sắt đáp ứng
nhu cầu tạo hồng cầu vì nhiều nguyên
nhân khác nhau dẫn đến tình trạng
thiếu máu, gây hậu quả làm giảm sự
trao đổi dưỡng khí giữa máu và các tế
bào cơ thể, không đủ chất dinh dưỡng
cung cấp cho các mô tế bào làm cho
quá trình chuyển hóa trong cơ thể bị
ảnh hưởng.
Phụ nữ và trẻ em là nhóm có nguy
cơ bị thiếu máu do thiếu sắt hơn cả,
nhất là trẻ sinh non, không được bú mẹ,
kém ăn dẫn đến chế độ ăn thiếu sắt
hoặc trẻ em gái bước vào giai đoạn dậy
thì… Theo khảo sát của Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO), tại nhiều nước đang
phát triển, tỉ lệ thiếu máu do thiếu sắt
lên tới 50% ở phụ nữ và trẻ em đang
tuổi lớn. Ở Việt Nam, tỉ lệ thiếu máu do
thiếu sắt ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi luôn ở
mức báo động.
Dấu hiệu nhận biết
Trong nhiều trường hợp, thiếu sắt
thường không có triệu chứng rõ rệt cho
đến khi đã gây ra tình trạng thiếu máu.
Một mẹo đơn giản để nhận biết là so
sánh màu sắc lòng bàn tay của trẻ với
lòng bàn tay của bố mẹ hoặc bạn cùng
tuổi. Lòng bàn tay của trẻ thiếu máu do
thiếu sắt nhợt nhạt, kém hồng hào hơn
người khỏe mạnh.
Khi tình trạng thiếu máu kéo dài và
tiến triển, sẽ xuất hiện những triệu
chứng điển hình ở trẻ như: mệt mỏi,
thường xuyên quấy khóc, dễ cáu kỉnh;
da xanh xao và niêm mạc nhợt nhạt,
thể trạng còi cọc; nhịp tim nhanh do
thiếu hồng cầu chuyên chở ôxy; suy
giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh
nhiễm trùng đường hô hấp, giảm khả
năng suy nghĩ, chậm phát triển não bộ.
Trẻ trở nên lờ đờ, mệt mỏi, chậm phản
ứng lại với tác động bên ngoài. Ngoài
ra, thiếu sắt ở trẻ em còn gây ra một
tình trạng rối loạn hành vi được gọi là
“pica”, trong đó, trẻ ăn các chất kì lạ,
chẳng hạn như chất bẩn….
Lời khuyên dành cho
mẹ thông thái
Cũng theo WHO, ngoài các nguyên
nhân như di truyền, sinh non hoặc dùng
thuốc thì yếu tố dinh dưỡng đóng vai trò
tối quan trọng trong việc dự phòng thiếu
máu, thiếu sắt. Các chuyên gia của
WHO khuyến cáo, trẻ em những vùng
có tỉ lệ thiếu sắt cao như Việt Nam nên
uống bổ sung sắt dự phòng, kể cả khi
chưa có biểu hiện thiếu sắt.
Các bà mẹ cần cung cấp đủ sắt cho
bé ngay từ trong bụng mẹ, bởi nhu cầu
về sắt ở phụ mang thai tăng gấp 4 - 5
lần ở tam cá nguyệt thứ hai và gấp đến
6 lần ở tam cá nguyệt thứ 3 và cần tiếp
tục bổ sung sắt 3 - 6 tháng sau khi sinh.
Do khẩu vị của bà bầu đặc biệt nhạy
cảm, việc tìm ra một sản phẩm bổ sung
sắt có vị dễ uống, không gây buồn nôn
là vô cùng quan trọng. Chế phẩm viên
nhai Maltofer Fol bổ sung sắt (III)
Polymaltose và acid folic cần thiết cho
thai kì là một giải pháp hữu hiệu cho bà
bầu nhờ vị ngon như kẹo sô cô la,
không có vị tanh và không gây táo bón.
Đối với trẻ em, khi có biểu hiện thiếu
máu, thiếu sắt thì nên đi xét nghiệm
máu, kiểm tra các chỉ số haemoglobin
và ferritin để sớm cho bé bổ sung
lượng sắt thiếu hụt. Đặc biệt, Maltofer
giọt là một chế phẩm bổ sung sắt được
nhiều mẹ thông thái tin dùng. Lựa chọn
sắt (III) polymaltose như Maltofer có
khả năng hấp thụ chủ động theo nhu
cầu của cơ thể bé, không lo thừa sắt,
tác dụng phụ rất hiếm gặp. Maltofer
dạng giọt và dạng siro dễ uống, không
tanh, có thể hòa vào nước trái cây, sữa,
hoặc cho bé uống trực tiếp, vị ngon
giúp bé đáp ứng điều trị tốt hơn.
Theo PGS. TS. Nguyễn Thị Lâm,
Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc
gia, riêng đối với trẻ em gái đang độ
tuổi dậy thì, một viên Maltofer nhai mỗi
ngày liên tục trong những ngày bị hành
kinh sẽ hỗ trợ bù lượng sắt mất đi.
Kim Ngân
Thiếu máu do thiếu sắt là bệnh lí phổ biến
trên thế giới, găp ơ moi vung miên, tuy
nhiên tỉ lệ cao ở các nước đang phát
triển, nhất là ở đối tượng phụ nữ và trẻ em.
Chính vì vậy, các bà mẹ cần trang bị đầy
đủ kiến thức để chủ động phòng tránh
tình trạng thiếu máu do thiếu sắt có thể
gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ
mẹ thông thái nên làm gì?
Trẻ em là đối
tượng có nguy cơ
thiếu sắt cao