13
Cẩm nang đặc sản miền Tây
Nhờ vị trí địa lí tự nhiên đặc biệt
nên vùng đồng bằng sông Cửu Long
có nhiều sản vật vùng nước ngọt,
nước mặn và nước lợ. Nơi đây cũng
giao thoa nhiều nền văn hóa trong quá
trình hình thành và phát triển nên đã
tiếp thu, sáng tạo và phát triển thành
tinh hoa ẩm thực phong phú, đa dạng.
Nhờ vậy, chương trình
Bếp quê
có
nguồn tư liệu dồi dào về nhiều món ăn
quen thuộc của miền Tây như các loại
mắm, lẩu, chè, bánh… tạo nên sự đa
dạng về các món ăn được giới thiệu
trong từng tập. Với những nguyên liệu
đơn giản, sẵn có, bà con miền Tây đã
chế biến theo nhiều cách khác nhau và
ăn cùng các loại rau, lá có sẵn để tạo
nên nhiều món ăn thú vị. Chẳng hạn,
cùng là mắm cá linh nhưng có nhiều
món như lẩu mắm, mắm chưng thịt
trứng, mắm kho, mắm trộn sả ớt…
Câu chuyện quanh góc bếp
Mỗi tập của
Bếp quê
không chỉ
hướng dẫn cách nấu nướng mà còn
nhiều chi tiết thú vị xung quanh mỗi
món ăn. Cách dẫn chuyện được thể
hiện nhẹ nhàng, sinh động với nhiều
nhân vật đã tạo nên câu chuyện cuốn
hút và cái nhìn đa chiều về con người,
sản vật, ẩm thực của Nam Bộ.
Phần đầu của chương trình là hoạt
cảnh nhỏ của bà nội và các cháu do
NSƯT Trúc Linh và hai bé Châu Khánh
Hà, Châu Quốc Hải Hà thể hiện. Câu
chuyện vui giữa bà và cháu là sự kết
nối thế hệ, giúp khán giả trẻ sẽ thấy
gần gũi với văn hóa quê hương, dân
tộc hơn. Bà nội giúp cô cháu nhỏ hiểu
về các phương pháp nấu ăn với tên gọi
rặt Nam Bộ như “chưng”, “nấu khìa”,
cách phân biệt các loại rau (bông điên
điển, kèo nèo, so đũa…), cách dự trữ
thực phẩm bằng cách làm mắm (mắm
cá linh, mắm cá lóc…), hay phơi khô
(khô cá sặc, khô cá thòi lòi, khô cá
khoai…). Thông qua cách dẫn dắt của
bà và cháu, khán giả còn hiểu thêm
nhiều nét văn hóa ẩm thực đặc trưng
như cách đặt tên món ăn của người
miền Tây theo nguyên liệu, âm thanh,
hình dáng, mùi vị... Vì thế mới có các
loại bánh tên gọi ngộ nghĩnh như: bánh
lọt, bánh khọt, bánh xèo, bánh mặn…
Để tăng thêm nét đẹp cho hình ảnh
người phụ nữ Nam Bộ, MC Kim Trinh
luôn xuất hiện với bộ áo bà ba nền nã.
Cô cũng là người trải nghiệm với các
đầu bếp quá trình chuẩn bị nguyên liệu
trước khi nấu. Những món rau ăn kèm
được hái ngay trong vườn nhà, thao
tác nạo dừa, ngâm cá làm mắm, chèo
xuồng hái bông điên điển … đều được
tái hiện sinh động, chân thật trong
chương trình. Những đầu bếp trong
chương trình là người dân miền Tây
thật thà, chất phác nên không gian nấu
ăn là khu bếp giản dị ở nông thôn với
những vật dụng quen thuộc với người
nông dân như bếp đất nung, chén bát
sành sứ, đũa bằng xơ dừa... Trong lúc
thực hiện món ăn, MC và đầu bếp tiết
lộ nhiều bí quyết nho nhỏ khá hữu ích.
Ngoài ra những đầu bếp cũng chia sẻ
nhiều câu chuyện, kỉ niệm cá nhân về
món ăn. Thời lượng dành cho phần
nấu mỗi món ăn chỉ kéo dài khoảng 10
phút. Nhịp điệu chương trình nhanh,
gọn, nhất là thao tác thực hiện các
bước nấu ăn được đẩy nhanh tốc độ,
không quá dài dòng gây nhàm chán.
Tuy vậy mỗi khung hình đều được
chăm chút tỉ mỉ, đẹp mắt.
Chương trình
Bếp quê
tuy nhẹ
nhàng nhưng chứa đựng sự chắt lọc
nhiều nét văn hóa đặc trưng của miền
Tây đã chạm đến trái tim của khán
giả, giúp chương trình nhận được
nhiều tình cảm của người xem trên
sóng VTV9.
L.P
Bếp quê
Chắt lọc nhiều nét văn hóa miền Tây
Với cách thể hiện gần gũi, sinh động, chăm chút qua từng khung hình,
chương trình
Bếp quê
(phát sóng 19h25, thứ Bảy hàng tuần trên kênh VTV9)
là hành trình du lịch ẩm thực thú vị được nhiều khán giả yêu mến.
chương trình mới