90
sống khỏe
Phân biệt các bệnh về nhiễm
trùng đường hô hấp
Nhiễm trùng hô hấp (NTHH) chủ
yếu do virus và vi khuẩn gây ra, biểu
hiện là những triệu chứng ho, khạc
đàm, sổ mũi, nhức đầu, sốt, suy
nhược. Tùy theo triệu chứng và thời
gian bệnh mà bệnh nhân được chẩn
đoán là NTHH trên hay NTHH dưới,
cấp hay mãn tính. Cần phân biệt hai
nhóm bệnh NTHH thường gặp: NTHH
trên, bao gồm viêm mũi xoang, viêm
họng, viêm amidan…; NTHH dưới, bao
gồm: viêm thanh - khí - phế quản, viêm
phổi và phổi tắc nghẽn mãn tính kèm
theo các đợt cấp COPD.
Trong đó, phổi tắc nghẽn mãn tính
COPD là bệnh lí gây nguy hiểm đến
tính mạng nếu không nhận biết sớm và
có chiến lược điều trị thích hợp. Tình
trạng viêm nhiễm đường dẫn khí kéo
dài và không thể hồi phục hoàn toàn
gây nên sự tắc nghẽn lưu thông khí,
gia tăng lượng cặn trong phổi. Theo Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO), tuy bệnh
không lây lan nhưng có trên 600 triệu
người trên thế giới mắc COPD, dẫn đến
cái chết của hơn 3 triệu người mỗi năm.
Được mệnh danh là “sát thủ vô hình”,
COPD là nguyên nhân gây tử vong
cao thứ tư trên thế giới, sau các bệnh
mạch vành, ung thư và tai biến mạch
máu não.
Giúp cơ thể tự bảo vệ mình
trước NTHH
Đối với bệnh nhân phổi tắc nghẽn
mãn tính, dùng thuốc tăng cường miễn
dịch đường hô hấp nhưBroncho - Vaxom
là một phần không thể thiếu trong chiến
lược điều trị để dự phòng các đợt kịch
phát (đợt cấp) COPD, bởi những đợt
kịch phát này có thể làm chức năng hô
hấp suy giảm nhanh chóng, bệnh tiến
triển nặng hơn và nguy cơ tử vong của
bệnh nhân tăng cao.
Ngoài ra, trong tình trạng môi trường
ô nhiễm như hiện nay, những người
thường xuyên bị NTHH nên chú ý ăn
uống đủ chất, giữ ấm trong mùa lạnh và
tránh xa khói thuốc lá. Một cách thông
minh khác để bảo vệ cơ thể chính là
dùng Broncho - Vaxom để củng cố miễn
dịch cho đường hô hấp. Bằng cách tăng
cường và hoạt hóa các “chiến binh” bảo
vệ cơ thể sẵn có, thuốc giúp tăng cường
sức đề kháng cho đường hô hấp. Một
cơ thể có sức đề kháng tốt sẽ giúp giảm
số lần mắc bệnh NTHH, tình trạng bệnh
bớt nghiêm trọng dẫn đến giảm lượng
kháng sinh cần dùng trong quá trình
điều trị và thời gian bệnh rút ngắn lại.
PV
Ô nhiễmmôi trường
&
nguy cơ nhiễm trùng
đường hô hấp
Trong những tháng gần đây, chỉ số chất lượng không khí (Air
Quality Index) tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thường xuyên trong
mức từ không tốt đến nguy hiểm, kéo theo nguy cơ mắc các bệnh
về đường hô hấp của người dân thành phố. Bên cạnh việc hút
thuốc lá (dù chủ động hay thụ động), không khí ô nhiễm chính là
một trong các tác nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lí nhiễm
trùng đường hô hấp, nghiêm trọng nhất là bệnh phổi tắc nghẽn
mãn tính, hay còn gọi là COPD.