66
L
ấy cảm hứng từ chương trình
The
Bachelor
của truyền hình Mỹ, Hàn
Quốc đã tạo ra chương trình
Heart
Signal
(Tín hiệu trái tim). Chương
trình sẽ cho 3 nam 3 nữ ở độ tuổi từ
20 - 30 sống chung và bắt đầu tìm hiểu
lẫn nhau. Điều thú vị là cả 6 người
không ai được tiết lộ hoàn cảnh gia
đình, công việc, cũng như trình độ học
vấn của bản thân cho đến khi chương
trình kết thúc. Điều đó sẽ giúp các cặp
đôi tìm được nhau theo đúng tín hiệu
của trái tim. Khán giả và các bình luận
viên sẽ theo dõi chương trình và cố
đoán xem cảm xúc và mối quan hệ của
họ sẽ phát triển như thế nào. Ở mùa
đầu tiên phát sóng trong năm 2017,
Heart Signal
đã đạt tỉ suất người xem là
2%, con số đáng khích lệ với một kênh
truyền hình cáp. Mùa thứ 2 hiện đang
phát sóng và tạo được tiếng vang khá
lớn trên mạng xã hội. Sau mỗi tập phát
sóng, trên các diễn đàn, khán giả tham
gia bình luận hết sức sôi nổi. Có thể nói,
Heart Signal
là một trong số ít những
chương trình truyền hình thực tế không
có sự tham gia của người nổi tiếng
nhưng vẫn đầy sức hút. Phản ứng hoá
học tự nhiên của người chơi là điểm
mấu chốt tạo nên sự hấp dẫn của
chương trình, bên cạnh đó, ekip biên
tập đã khéo léo lồng ghép những yếu tố
lãng mạn đủ để khán giả có thể thoải
mái tưởng tượng về mối tình đẹp không
khác gì phim của các cặp đôi trong
chương trình. Việc lựa chọn người chơi
không phải là ngôi sao đã khiến cho
những chương trình hẹn hò kiểu này trở
nên gần gũi và “thật” hơn, khán giả hoàn
toàn có thể thả trôi cảm xúc của mình
theo những gì đang diễn ra trên
màn hình.
Trong khi các đài cáp liên tục tung
ra những chương trình thực tế hẹn hò
nói không với ngôi sao thì các
kênh truyền hình chính thống lại
tỏ ra khá dè dặt. Bài học xương
máu của SBS trong năm 2014
khi làm chương trình
Romantic
Packages
(Gói lãng mạn) đã
cho thấy những hệ luỵ khi làm việc
với những người không thuộc làng
giải trí, không quen với áp lực của dư
luận và cả những yếu tố kịch tính trong
các chương trình truyền hình thực tế.
Cũng theo định dạng hẹn hò thực tế,
Romantic Packages
cho 10 người cả
nam lẫn nữ sống trong một căn nhà
mang tên
Lovetown
. Trong vòng một
tuần họ sẽ được đội ghi hình và các
camera giám sát ghi lại mọi hoạt động.
Kể từ khi ra mắt năm 2011, chương
trình đã nhận nhiều chỉ trích vì khiến
người chơi bị tổn thương về mặt tinh
thần. Sau khi chương trình kết thúc,
nhiều thí sinh cho biết họ thường xuyên
có cảm giác bị bắt nạt và chế nhạo.
Làn sóng phẫn nộ lên đến đỉnh điểm
khi một thí sinh nữ tham gia chương
trình năm 2014 được phát hiện đã tự
tử ngay trong khoảng thời gian ghi
hình. Nguyên nhân dẫn đến thảm kịch
này là do đội ngũ sản xuất đã cố gắng
biến cô thành một người “không ai
ưa nổi”. Ekip thực hiện liên tục quay
những cảnh thí sinh này ở một mình,
sau đó dàn dựng, cắt ghép, nhằm tôn
vinh những cặp đôi đến được với nhau.
Trước sức ép của dư luận, SBS đã
quyết định huỷ bỏ vĩnh viễn việc phát
sóng
Romantic Packages.
Nhà phê bình văn hoá Ha Jea Keun
cho rằng, cuộc sống hiện nay với quá
nhiều khó khăn và áp lực đã tạo nên xu
hướng “ngại hẹn hò” ở những người
trẻ. Thay vào đó, họ thích trải nghiệm
cảm giác này qua các chương trình
truyền hình thực tế. Tuy nhiên, nếu quá
chìm đắm vào các chương trình này thì
người xem lại càng khó khăn hơn để
có thể hẹn hò trong cuộc sống thực.
“Hãy xem những chương trình này
đơn giản chỉ để giải trí, bởi vì bất cứ
chương trình truyền hình thực tế nào
cũng đều được dàn dựng theo đúng
mục đích của nhà sản xuất” - Ha Jae
Keun khuyên.
Trúc Chi
(Theo Koreatimes)
Liệu pháp tinh thần
cho người cô đơn
Bất chấp những bình luận
trái chiều, các chương trình
truyền hình thực tế về hẹn hò
vẫn ngày càng nở rộ tại
Hàn Quốc và được coi là
liệu pháp tinh thần cho
những người đang cô đơn.
The Bachelor -
chương trình thực tế
hẹn hò hàng đầu của Mỹ
Chương trình
Heart Signal
Phía sau màn hình