Previous Page  65 / 91 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 65 / 91 Next Page
Page Background

65

này. Con số này cũng vượt xa 23 triệu

khán giả theo dõi đám cưới của Hoàng

tử William và Công nương Kate năm

2011 được phát sóng trên 11 kênh

truyền hình tại Mỹ. Tỉ suất thống kê tại

Mỹ được đưa ra dựa trên lượng người

xem của các kênh truyền hình ăn khách

nhất như: ABC, BBC America, CBS,

CNN, CNNe, E!, Fox News Channel,

HLN, MSNBC, NBC, PBS, Telemundo,

TLC và Univision. Đây cũng là cái phao

cứu cánh về doanh thu quảng cáo cho

nhiều kênh truyền hình Mỹ vốn đang

chật vật trong nửa đầu năm nay bởi

tình trạng “chợ chiều” của truyền hình

thực tế và sự lép vế so với Internet.

Ngay từ cuối tháng 4/2018, nhiều

hãng truyền thông và kênh truyền

hình Mỹ đã sẵn sàng lên kế hoạch cho

những tờ báo, chương trình, hay phim

tài liệu đặc biệt về hôn lễ đình đám

này. Để chuẩn bị cho việc tường thuật

một cách hiệu quả nhất, ngoài việc lên

kế hoạch kĩ lưỡng từ rất lâu trước đó,

các cơ quan truyền thông Mỹ còn cử

lượng nhân sự hùng hậu đến Anh để

tác nghiệp. Trước hôn lễ chính thức

vài ngày, nhiều nhà Đài không ngại tốn

kém cử ekip hàng trăm người đến “ăn

chực nằm chờ” gần nhà nguyện St.

George, nơi diễn ra hôn lễ.

Mặc dù thu hút lượng người xem rất

lớn, song hôn lễ của hai cậu con trai

vẫn chưa thể theo kịp kỉ lục lập được

từ đám cưới của Thái tử Charles và

Công nương Diana vào tháng 7/1981 -

đám cưới có tỉ suất người theo dõi trên

truyền hình cao nhất hiện nay với 28,4

triệu người xem tại Anh và khoảng 750

triệu người trên toàn thế giới. Cặp đôi

Hoàng gia Harry - Meghan Markle thu

hút gần 6,9 triệu người xem thông qua

mạng xã hội như Facebook và Twitter.

Cụ thể, theo công ty giám sát truyền

thông xã hội Visibrain của Pháp, chỉ

trong khoảng thời gian từ 22h đến 23h

ngày 19/5 theo giờ GMT (từ 5h sáng

tới 6h sáng 20/5 theo giờ Việt Nam)

đã có 6.604.498 lượt chia sẻ trên

Twitter khắp thế giới cùng chủ đề về

đám cưới Hoàng gia. Trong thời khắc

quan trọng ngày 19/5, trung bình mỗi

phút có khoảng 40.000 tweet chia sẻ

về

#RoyalWedding

(đám cưới Hoàng

gia). Chỉ riêng tại Anh, con số này

nhiều gấp 3 lần so với số chia sẻ trên

Twitter trong đám cưới của Hoàng tử

William và Công nương Kate.

Ba giờ đồng hồ tường thuật toàn bộ

buổi lễ đám cưới không đơn giản chỉ

là một sự kiện đạt tỉ suất người xem

lí tưởng mà còn là một hình mẫu để

nhiều nhà sản xuất chương trình đúc

rút kinh nghiệm. “Giải Oscar có thể học

hỏi rất nhiều từ đám cưới Hoàng gia”,

là tựa đề một bài báo trên tờ New York

Times. Dù mang tiếng là giải thưởng

điện ảnh danh giá nhất thế giới nhưng

Oscar vẫn thuộc diện sự kiện phát

sóng trên truyền hình, tức là rất cần

người xem và thu thập quảng cáo từ

lượng người xem lẫn sức

tỏa nhiệt truyền thông.

Năm ngoái, tờ Hollywood

Reporter đưa ra báo cáo

cho hay, Oscar đang giảm

sút lượt xem trên Đài

ABC. Cụ thể, từ năm 2014

đến 2016 đã mất khoảng

10 triệu khán giả thưởng

thức. Riêng lễ trao giải lần

thứ 89 - 2017, vì quá dài dòng, lủng

củng, chiếm gần 4 giờ phát sóng, khiến

lượt xem tổn thất 4%, tức còn 32,9

triệu người xem so với 46,5 triệu của

năm 2000. Chính vì thế, giới truyền

thông cho rằng, đám cưới Hoàng gia là

một bài học quý giá đối với đơn vị chịu

trách nhiệm phát sóng giải Oscar.

Nhìn lại đám cưới của Hoàng tử

Harry, thay vì tập trung phỏng vấn

khách mời trước khi hôn lễ chính thức

diễn ra, Đài BBC và một số đài tại Mỹ

tập trung ghi nhận và phản ánh không

khí buổi lễ, kèm theo những bình luận

về trang phục Hoàng gia, huy chương

và cuộc phỏng vấn với một vài nhân vật

điều hành quỹ từ thiện của Hoàng tử

Harry và Công nương Meghan Markle,

hay bình luận về nhà thơ George…

Bên ngoài nhà thờ St. George thuộc

lâu đài Windsor, các phóng viên Mỹ tác

nghiệp với người xem trên đường phố

một cách thoải mái mà không yêu cầu

họ phải hướng về phía camera. Điều

đó đã góp phần khiến buổi phát sóng

trực tiếp càng thêm tự nhiên và gần gũi

với khán giả.

Diệp Chi

(Theo Nytimes)

BBC tường thuật trực tiếp

đám cưới Hoàng gia Anh

CNN tường thuật trực tiếp đám cưới của Hoàng tử Hary

PV tác nghiệp bên ngoài lâu đài Windsor

Trong bối cảnh Internet phát triển

như vũ bão thì khó có một sự kiện

truyền hình trực tiếp nào có thể hút

khách như đám cưới của Hoàng tử

Harry. Hôn lễ Hoàng gia lần này còn in

đậm dấu ấn của truyền thông xã hội,

và cũng là điểm khác biệt căn bản so

với đám cưới của Thái tử Charles và

Công nương Diana cách đây 37 năm

và đám cưới của Hoàng tử William và

Công nương Kate bảy năm về trước.