![Show Menu](styles/mobile-menu.png)
![Page Background](./../common/page-substrates/page0023.jpg)
23
Hội đồng bình luận, các phóng sự
được đánh giá vô cùng chân thật, sử
dụng những nguồn tư liệu rất quý, các
nhân chứng lịch sử có một không hai.
Cùng với các nhân vật gạo cội, ekip
cũng tìm ra được rất nhiều kỉ vật mới
và những cách làm mang tính hiện đại.
Đặc biệt, lần này, ekip thực hiện đã
mời được một số nhân vật từ phía bên
kia của cuộc chiến. Đó là những
chuyên gia quân sự Mỹ, các đại tá tình
báo. Khi cảm nhận về cuộc chiến ở
Việt Nam, họ khen ngợi sự sáng tạo
của các chiến sĩ quân giải phóng. Đó
cũng chính là cái nhìn từ hai phía một
cách khách quan. Không thể không
nhắc đến các phóng sự trong chương
trình
Giai điệu tự hào
lần này. Những
phóng sự đều được đánh giá chất
lượng tốt và có nét mới. Phải khai thác
thế nào để có một phóng sự không quá
truyền thống và có cách nhìn khách
quan – đó chính là tiêu chí được đặt ra
đối với nhóm thực hiện các phóng sự.
NỖ LỰC CỦA EKIP THỰC HIỆN
Ít ai biết, để có được một kịch bản
hoàn thiện nhất trước khi lên sóng là
rất nhiều cuộc họp, trao đổi, phản biện
lẫn nhau giữa các thành viên của ekip
thực hiện. Sau khi lắng nghe, tham
khảo ý kiến của các cố vấn, Hội đồng
bình luận, kịch bản dần được hoàn
thiện. Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 chính là
thời gian cao điểm nhất của ekip trước
khi ghi hình chương trình. Trong ngày
30/4, ekip đã đi thăm quan Bảo tàng
Hồ Chí Minh và một số bảo tàng khác
để được nhìn tận mắt những kỉ vật
nhằm tiếp thêm ngọn lửa tinh thần,
thêm năng lượng và được sống trong
câu chuyện một cách hiện thực hơn.
Nhà báo Vũ Thanh Hường – Chịu
trách nhiệm sản xuất - chia sẻ: “Đạo
diễn Phạm Hoàng Nam, cố vấn của
chương trình là người có rất nhiều gợi
ý. Anh đã bắt mạch rất nhanh để giúp
ekip không bị mê muội, đắm chìm
trong cảm xúc của mình mà vẫn phải
khách quan để nhìn về một chủ đề
tổng thể. Với 4 chủ đề xuyên suốt
trong chương trình, khai thác cái gì,
thế nào, sử dụng kỉ vật và dàn dựng
bối cảnh làm sao để tạo được hiệu
ứng trên sân khấu, đạo diễn Phạm
Hoàng Nam đã hỗ trợ rất nhiều, góp ý
cho chúng tôi một cách nghiêm khắc.
Suốt 4 tháng chuẩn bị cho chương
trình này, Binh đoàn 12 (tiền thân là
Binh đoàn 559) đã hỗ trợ rất tích cực
để tìm được các nhân chứng cũng như
hỗ trợ cho chúng tôi về các kỉ vật, từ
quả bom, cây nhiệt đới, võng, dù, lán
trại quân y, căn bếp Hoàng Cầm đến
những hình ảnh của người lái xe hay
hình ảnh của lực lượng bộ binh tham
gia. Rõ ràng, lực lượng hậu cần trong
tuyến đường Trường Sơn rất quan
trọng, để khai thác được điều đó
nhưng lực lượng này không thể lấn át
lực lượng kia mà phải là một bản phối
tổng hòa mang tính nghệ thuật quân
sự. Cách khai thác cũng rất khó, phải
điều chỉnh liều lượng làm sao cho phù
hợp. Đây là sự nỗ lực và cố gắng của
một ekip trẻ khi nhìn về đề tài chiến
tranh khi có quá nhiều điều muốn nói
nhưng lại có quá nhiều điều đã nói rồi”.
Có thể thấy, ngay từ tên gọi
Ý chí
và con đường
của chương trình đã thể
hiện tinh thần của cuộc chiến. Khi có ý
chí mới có con đường và khi mở ra
được con đường thì ý chí sẽ tiếp nối.
60 năm qua, con đường Trường Sơn
trở thành huyền thoại và là nơi bắt đầu
những huyền thoại. Để con đường ấy
đi vào lịch sử và mãi trở thành con
đường huyền thoại thì lớp trẻ cần nhìn
nhận nó thế nào và đánh giá vai trò
của nó ra sao. Dưới góc độ lịch sử,
100 phút của chương trình không thể
nói hết được. Chính vì vậy, ekip thực
hiện đã chọn những điểm nhấn. Và với
mỗi điểm nhấn, họ đều tạo dựng
những bất ngờ để khúc ca tổng hòa
của con đường Trường Sơn được mở
ra một cách chân thực nhất.
LÊ HOA
Ảnh:
HẢI HƯNG
NSND Quang Thọ
MC Hồng Nhung và MC Lê Anh
Ca sĩ Trọng Tấn