Previous Page  59 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 59 / 92 Next Page
Page Background

59

khi chủ đề dự báo dài hạn bị “lạc hậu” so

với những diễn biến gần nhất, chúng tôi

phải đổi chủ đề vào phút cuối… Để có

được một bản tin hơn 3 phút một

tuần như vậy, ekip làm việc gần đến

chục người.

Có thể thấy tính hữu ích của bản

tin dự báo thời tiết dài hạn là rất rõ nét,

việc chú trọng đến thông tin cảnh báo

các hiện tượng thời tiết cũng là một

điểm nhấn của bản tin mà ekip sản xuất

chú trọng?

Việc chú trọng đến thông tin cảnh

báo các hiện tượng thời tiết cực đoan

đúng là điều mà chúng tôi muốn trở

thành điểm nhấn của bản tin. Tôi vẫn

nhớ lời phát biểu của một bạn đồng

nghiệp tại hội thảo do ABU tổ chức:

“Đừng để thiên tai trở thành thảm họa”.

Rõ ràng chúng ta không thể ngăn chặn

được thiên tai nhưng nếu biết trước thì

sẽ giảm thiểu được rất nhiều thiệt hại để

cuộc sống sau đó không trở thành “thảm

họa” với mỗi người.

Với thiên tai, càng biết trước sớm

càng có thời gian để chuẩn bị ứng phó. Vì

vậy, bản tin dự báo thời tiết dài hạn phải

phát huy được điều này. Thời lượng mỗi

bản tin dự báo dài hạn cũng nhiều hơn

các bản tin hàng ngày nên chúng tôi có

cơ hội để phân tích kĩ hơn về những cảnh

báo. Đó là một nét mới, cũng là hướng đi

mà chúng tôi muốn theo đuổi.

Là BTV theo đuổi lĩnh vực này

khá lâu năm, theo Tùng Thư, cái khó

của những người làm truyền hình dự

báo thời tiết là gì?

Cái khó nhất của những người làm

truyền hình về thời tiết - thiên tai là nắm

bắt đúng thời điểm của diễn biến thời tiết.

Nếu như công việc của các chuyên gia

dự báo chỉ là trăn trở về xác suất chính

xác của những dự báo thì công việc của

chúng tôi còn là cân đối và chọn lọc từ

những tin tức đó. Lúc nào đưa tin nhấn

mạnh về vấn đề gì luôn là câu hỏi thường

trực của chúng tôi. Nếu không nhấn

mạnh, một là thời điểm khán giả cần, hai

là thời điểm có nhiều thay đổi của thời

tiết thì bản tin của chúng tôi là vô nghĩa.

Ở những thời điểm nóng về thiên

tai, lũ lụt, khán giả còn thấy Tùng Thư

xuất hiện trong chương trình Thời

sự 19h với các phân tích, nhận định

chuyên sâu về thời tiết. Là BTV trẻ, làm

sao Tùng Thư có được sự tự tin trên

sóng như vậy?

Đó là sự phân công và định hướng của

lãnh đạo đơn vị đối với tôi, một BTV có

nhiều năm gắn bó với mảng thời tiết thiên

tai. Để có thể đảm nhận vị trí này, tôi đã

phải học hỏi và rèn luyện rất nhiều trong

suốt 8 năm làm việc. Đọc tài liệu, rút

kinh nghiệm trong quá trình tổ chức sản

xuất bản tin hay đưa tin tại hiện trường.

Quả thực, những vấn đề khoa học không

bao giờ dễ thể hiện. Nhất là khi các phần

bình luận đều xuất hiện trong bối cảnh

“gấp rút” và “nóng” khi thiên tai chuẩn bị

ập đến hoặc đang diễn ra.

Và cũng may mắn cho tôi là không

bao giờ phải nỗ lực một mình. Mỗi bản

tin, mỗi phần bình luận đều là sự đóng

góp công sức của cả ekip. Tôi may mắn

có những đồng nghiệp nhiệt tình đã giúp

đỡ và sát cánh. Nhờ đó, tôi mới có thể

trình bày các vấn đề khoa học một cách

mạch lạc và dễ hiểu.

Cảm ơn Tùng Thư!

Hà Cẩm

(Thực hiện)

Kiểm tra hình ảnh đồ họa,

sẵn sàng lên sóng

Ekip sản xuất bản tin dự báo thời tiết dài hạn

đang tập trung thiết kế đồ họa