Previous Page  35 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 35 / 92 Next Page
Page Background

35

Và cả trình tấu saxophone kết hợp

với trống nữa?

Nếu bạn nghe bản

Đôi bạn

trên

Youtube sẽ thấy có rất nhiều ý kiến trái

chiều. Theo lẽ thông thường, trống và kèn

khó kết hợp: “Trống đánh xuôi kèn thổi

ngược”, nói nôm na trống là tiếng động

còn kèn là âm thanh. Tôi quyết định làm

bản nhạc này để chứng minh rằng: khi

trống và kèn kết hợp với nhau, hầu như nó

sẽ bỏ qua những kiến thức âm nhạc cơ bản

như: tiết tấu, cao độ và các thang âm trong

âm nhạc. Nếu thực hiện tốt những yếu tố

trên sẽ tạo ra sự đồng điệu nhất định.

Được coi là “Phù thuỷ của

saxophone”, anh hãy chia sẻ rõ hơn về

biệt danh này?

Công chúng đặt cho tôi nhiều biệt

danh như: “Lãng tử Hà thành”, “Riêng

một góc trời”, nhưng tôi thích nhất là hai

từ “Phù thuỷ”. Khán giả yêu mến gọi vậy

bởi có lẽ, tôi luôn điều khiển cây kèn theo

sự chỉ đạo của mình với nhiều âm thanh

khác nhau. Âm thanh mang đủ màu sắc

của cuộc sống, từ tiếng gió rít đến tiếng

kêu của các con vật... quan trọng là người

chơi kèn phải kết hợp hơi thở với khẩu

thuật sẽ tạo ra những âm thanh bất ngờ. 

Luôn trung thành với các ca khúc

chuyển soạn và là một trong những

nghệ sĩ saxophone có lượng CD tiêu thụ

lớn nhất Việt Nam, anh có những bí

quyết gì?

Bí quyết là sự tổng hoà. Nó nằm ở

khâu biên tập (nắm được thị hiếu của

người nghe nhạc) và sự tổng kết. Tôi

luôn chí ý tổng kết các sự kiện để xâu

chuỗi lại. Có người chọn cách ra CD rồi

mới làm live show nhưng tôi làm ngược

lại. Show diễn đầu tiên của tôi tại Rạp

Công nhân, tôi phát hoàn toàn vé mời.

Sau hai show diễn vào các năm 1999,

2002, bằng những ghi nhận trực tiếp từ

khán giả, tôi đã tìm được con đường đi

của riêng mình.  

Anh là một nghệ sĩ “ưa” mạo

hiểm, thậm chí là “điên cuồng”?

Tôi tự nhận xét mình là một người liều

lĩnh nhưng khá tự tin. Liều lĩnh là dám

làm những điều mình nghĩ và tự tin bằng

lí luận, thực tiễn, bằng sự va đập xã  hội.

Mỗi bước đi của tôi đều là hệ quả của sự

suy tính kĩ lưỡng.

Có nhận định cho rằng: cộng

đồng saxophone ít chia sẻ với nhau, anh

có thấy như vậy không?

Điều này có thật, tồn tại nhiều năm

vì nhiều lí do. Trước đây, do bộ môn

saxophone không được đào tạo bài bản

nên mỗi người một ý, ai cũng cho ý của

mình đúng nhất, mỗi người tập kèn có

những mục đích khác nhau. Mấy năm gần

đây, công nghệ thông tin phát triển, đã có

nhiều người lập ra các nhóm những người

yêu thích saxophone ở từng vùng, miền,

theo lứa tuổi quy tụ lại với nhau nhưng

tình hình chưa cải thiện nhiều do thiếu

yếu tố: “tâm” và”tài”. 

Hẳn anh lường trước được chông

gai, thử thách khi quyết tâm dấn thân

vào “con đường saxophone”? 

Năm 1990 tôi đã bỏ kèn để tìm một

nghề khác. Tôi đã nghỉ chơi nhạc gần

một năm. Trong một lần buôn chuyến

qua Khánh Hoà, tôi nghỉ chân gần một

đám cưới, thấy người ta đang chơi nhạc,

tôi ghé qua xem. Lúc ấy, nhìn thấy chiếc

kèn saxophone, lòng tôi không khỏi bùi

ngùi. Khi “sờ” vào chiếc kèn, bị chủ nhân

khích, tôi tự ái “vận” lại những ngón nghề

cũ, không ngờ cả ban nhạc lẫn khán giả

đều ngỡ ngàng. Tôi bỗng nhớ ánh đèn sân

khấu da diết và quyết “tái xuất”. Không

ngờ, khoảng thời gian đi “buôn chuyến”

gần như một bước đệm để tôi tiến xa hơn. 

Anh có thể tiết lộ kế hoạch

tương lai?

Tôi có hai ý tưởng hi vọng sẽ được

triển khai sớm trong thời gian tới. Cuối

năm 2018 đầu 2019 tôi sẽ tổ chức một

chương trình được đầu tư tương đối để

đánh dấu cột mốc 45 năm làm nghề của

tôi. Việc thứ hai là tôi tiếp tục cho ra một

cuốn sách mới. Đã có rất nhiều sách tự

học nhạc về các loại nhạc cụ nhưng chưa

có cuốn sách nào dạy tự học khí nhạc,

trong đó có kèn saxophone. Vì cấu tạo

khoang miệng, răng, môi, thể trạng của

mỗi con người khác nhau nên khó tìm

được một đáp án chung. Nhưng tôi mong

sẽ viết được một cuốn tự học khí nhạc.

Tôi nghĩ đây là một việc sẽ tốn nhiều thời

gian nhưng với kinh nghiệm cộng thêm

năng lực của cá nhân, tôi tin mình sẽ hoàn

thành mục tiêu này. 

Xin cảm ơn anh!

Văn Hương

(Thực hiện)