Table of Contents Table of Contents
Previous Page  19 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 19 / 92 Next Page
Page Background

19

Nhưng cũng lại có độc giả thích

đọc những tác phẩm của chị lúc buồn,

để tự an ủi nỗi buồn của mình có sá gì

đâu so với những phận đời trong tác

phẩm của chị, và từ đó tìm ra nguồn

động lực mới cho bản thân…

Cũng có lí đó. Tôi thường nghe nhạc

buồn, xem những bộ phim thê lương mỗi

khi mình tan nát. Thật lòng, sau những ý

kiến trái chiều của bạn đọc về tác phẩm

của mình, tôi càng tin chắc một chuyện

rằng, mình cứ viết những thứ mình

muốn, đi con đường mình chọn, rồi cũng

gặp được người đồng cảm.

Sao hình ảnh người phụ nữ

trong tác phẩm của chị thường có số

phận éo le, buồn tủi như vậy, chị có

bao giờ bê nguyên xi nguyên mẫu ở

ngoài đời vào tác phẩm của mình, bởi

bản thân câu chuyện của họ là một

truyện ngắn hoàn hảo rồi?

Truyện của tôi gần như không có

nguyên mẫu. Nhưng đời sống này, làm

sao thiếu những con người bị tổn thương.

Chỉ cần chút tưởng tượng, thói quen

quan sát, là mình cảm nhận được. Tôi

không nghĩ tổn thương phải là sẹo vết

trên da thịt, có những tổn thương trong

tâm hồn mà chúng ta còn có lúc không

nhận ra. Nhưng con người là giống loài

phức tạp. Nhân vật của tôi thường đa

cảm (chắc giống tôi) nên họ hay nghĩ

ngợi, dằn vặt. Bởi vậy mà người đọc

thường hay bảo là tôi nói quá lên. Một

chị bán cá đâu có cả nghĩ, chị chỉ lo kiếm

miếng ăn là đã mệt đừ người. Nhưng

văn chương không phải là báo chí, nó

phải có khoảng cách nhất định với đời

sống.

Hạnh phúc của một người sáng

tác là luôn có độc giả đồng hành và

chờ đợi những tác phẩm mới của

mình, đó hẳn là nguồn động lực lớn

để chị chăm chỉ cày cuốc trên cánh

đồng văn chương và chịu khó tìm tòi

phong cách sáng tác mới phục vụ độc

giả hâm mộ?

Tôi thỏa mãn chính mình, trước hết.

Tôi thường nghĩ tới sự sống, mỗi khi ra

sách mới. Mình chưa chết, may quá.

Nhưng đó chỉ là suy nghĩ nông cạn nhất

thời, bởi sự sống của văn chương

không nằm ở chuyện ra sách. Nó là sức

mạnh của chữ, sau khi bị thử thách bởi

thời gian.

Được biết, sau khi đoạt giải

thưởng văn học Đức - Liberaturpreis

năm ngoái, ngoài phần thưởng chính,

chị còn nhận được 6.000 Euro để thực

hiện một dự án viết dành cho nữ giới

tại Việt Nam. Dự án đó triển khai ra

sao rồi, chị kì vọng gì về dự án này?

Tôi không kì vọng nhiều lắm, xét tới

mặt bằng văn chương Việt Nam hiện

giờ. Có những giải thưởng văn chương

danh giá treo giải với số tiền thưởng

khủng, nhưng vàng ròng tìm được sau

cuộc đãi cát đó cũng không được là bao.

Mở một cuộc thi văn chương thì hợp lí

nhất, tôi chỉ nghĩ được vậy, khi làm dự án

này. Tôi không giỏi xài tiền, nhất là tiền

không phải của mình.  

Cố định một đám mây 

là tập

truyện ngắn mới nhất của nhà

văn Nguyễn Ngọc Tư xuất bản

tháng 10/2018. Còn những dự định

văn chương trong năm Kỷ Hợi của

chị là…?

In một tập tản văn. Chỉ có thứ đó tôi

tin mình làm được. Những ý tưởng, dự

tính khác, tôi gần như không dám chắc.

Bởi có những ý tưởng mình tưởng như

chạm tay vào được bỗng một bữa tan

tành, lại có những ý tưởng mới bất ngờ

xuất hiện…

HÀ CẨM

(Thực hiện)

Nguyễn Ngọc Tư là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, một trong “Mười nhân vật

trẻ xuất sắc tiêu biểu của năm 2002”, được biết đến nhiều nhất bởi tập truyện

mang tên

Cánh đồng bất tận

(Giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2006

và truyện ngắn Cánh đồng bất tận đã được chuyển thể thành phim điện ảnh

cùng tên của đạo diễn bởi Nguyễn Phan Quang Bình năm 2010). Nguyễn Ngọc

Tư là nữ nhà văn Việt Nam đầu tiên chiến thắng giải Liberaturpreis 2018 - do

Litprom - Hiệp hội quảng bá văn học châu Á, châu Phi và Mỹ Latin ở Frankfurt

(Đức) - bình chọn. Giải thưởng được trao hàng năm nhằm vinh danh các tác giả

nữ đến từ châu Á, Phi, Mỹ Latin, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE)

và vùng Caribe.

Các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư đã xuất bản có:

Ngọn đèn không tắt, Cánh

đồng bất tận, Gió lẻ, Sông, Đảo, Không ai qua sông…

và tác phẩm mới nhất

của chị là

Cố định một đám mây.