82
VTV
nhỏ
to
Hạn sử dụng là bao lâu?
Tình yêu, đam mê luôn có sức hút
cháy bỏng, nhưng tất cả rồi cũng có lúc
lắng xuống. Cao trào lãng mạn có thể kéo
dài được vài tháng, thậm chí là một vài
năm, nhưng không có gì là mãi mãi. Sự
lãng mạn hồi hộp, say mê mãnh liệt hay
cảm giác “lơ lửng trên mây” đều sẽ phai
nhạt. Đó là do cơ chế, tâm lí não bộ của
con người, cái gì lặp đi lặp lại nhiều lần,
dù có thú vị đến mấy cũng khiến người
ta nhàm chán. Các nhà tâm lí gọi đó là
độ thoả mãn cận biên giảm dần. Chẳng
hạn như, khi được bố mẹ tặng đồ chơi
mới, hầu như đứa trẻ nào cũng háo hức
và sung sướng. Thậm chí suốt ngày cầm
món đồ chơi đó mà quên cả ăn uống,
không cho bất kì ai động vào. Nhưng dần
dần, khi đã quen với trò chơi ấy, đứa trẻ
sẽ chơi ít đi và đến lúc chán quá chẳng
buồn chơi nữa. Trong tình yêu cũng vậy,
lúc có cảm tình với ai đó, ta thường tìm
mọi cách để chinh phục cho bằng được.
Khi người ấy đã thuộc về mình, thì tình
yêu ấy càng ngày càng phai nhạt đi.
Trong cuốn
Tình yêu kéo dài 3 năm
, tác
giả Frederic Beigbeder đã hài hước khẳng
định: “Có một nguyên lí chung trong
tình yêu - hôn nhân, đó là: năm thứ nhất
người ta mua đồ, năm thứ hai người ta
chuyển chỗ kê đồ và năm thứ 3 người ta
chia đồ”. Sau hai năm kết hôn, các cặp
đôi chỉ thể hiện tình yêu bằng một nửa
so với thời tân hôn. Thêm vào đó, những
gánh nặng như: cơm áo gạo tiền, con cái,
gia đình, và cả những cám dỗ ngoài xã
hội cũng góp sức vùi dập ngọn lửa tình
yêu vốn đang leo lét. Hãy nỗ lực mỗi
ngày để giữ cho ngọn lửa ấy sáng mãi.
Nhà văn Diệp Lạc ví tình yêu giống như
thực phẩm, khi đã quá hạn sử dụng cũng
sẽ bị biến chất, ăn không được mà bỏ đi
hạn sử dụng
“
“
của tình yêu
Trước đây, ông bà ta thường quan niệm, tình yêu là vĩnh cửu, ở xã
hội hiện đại ngày nay, cụm từ này không còn phù hợp nữa. Mọi thứ
đều có hạn sử dụng, bao gồm cả tình yêu. Tuy nhiên, “của bền tại
người’, nếu chúng ta biết trân trọng, gìn giữ thì sẽ kéo dài thêm
được thời gian sử dụng.