Table of Contents Table of Contents
Previous Page  87 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 87 / 92 Next Page
Page Background

87

rặng duối xanh cắt tỉa gọn gàng, tường

hoa ti gôn rực rỡ, cụm tường vi, bụi trúc

vàng… dẫn đến các cánh cổng gỗ mộc

mạc có mái che gắn với cái tay nắm

xoay tròn, bao quanh bởi đá ong cũng

đã mòn vẹt theo thời gian. Đơn sơ vậy

thôi nhưng đem lại cảm giác bình yên,

hoài cổ.

Mông Phụ là làng thuần nông, nếu

đến đây vào mùa thu hoạch tháng 5

hoặc tháng 9, các ngõ nhỏ sẽ biến thành

những con đường rơm vàng ươm, thơm

mùi lúa mới. Và hãy để ý nhé, ngay

giữa các ngã ba hay bên cạnh đường cái

quan có rất nhiều giếng làng, to có, nhỏ

có. Điều đặc biệt, đây là vùng đất của

đá ong nên nước giếng rất trong. Ở đây,

người dân không mất công xây giếng

từ dưới lên vì người thợ đã phải vất vả

đào nhiều mét đá ong đổ đi, đào đến đâu

đá ong non sẽ cứng lại thành bức tường

thành vững chắc, chỉ việc xây thêm chút

đá ong làm thành giếng là xong. Ngày

nay có nước máy nên giếng làng không

còn được sử dụng nhưng những giếng

nước vẫn được dân làng gìn giữ như giữ

hồn quê hương xứ sở.

Đến Đường Lâm, bạn không thể

không vào thăm chùa Mía - ngôi chùa

cổ 400 năm tuổi được coi là ngôi chùa

có nhiều tượng Phật nhất. Năm 1964 Bộ

Văn hoá đã công nhận chùa là Di tích

lịch sử - văn hóa quốc gia. Hệ thống

tượng Phật trong chùa Mía phong phú

về số lượng, đặc sắc về hình dáng và

biểu tượng mà khó có thể thấy ở các

ngôi chùa khác. Chùa có đến 287 pho

tượng trong đó có những pho có giá

trị nghệ thuật cao, độc nhất vô nhị như

tượng Tuyết Sơn, Di Lặc, Bồ Tát, Bát bộ

kim cương và bức tượng Thích Ca nhập

Niết Bàn tạo dáng đức Phật về cõi hư vô

trong sự thanh thản trong sáng. 18 bức

tượng La Hán bày dọc hai dãy hành lang

có dáng vẻ đời thường hơn là tu hành,

in rất rõ phong cách nghệ thuật truyền

thống của Việt Nam.

Dấu tích của đất hai vua ở Đường

Lâm là đền thờ Ngô Quyền và Phùng

Hưng ở thôn Cam Lâm. Hai ngôi đền

này có vị trí hơi xa so với quần thể

đình - chùa - nhà cổ nên nhiều du

khách có thể không biết và bỏ qua.

Như thế hành trình sẽ không trọn vẹn.

Khi đến đền thờ và lăng Ngô Quyền,

bạn sẽ tận mắt nhìn thấy những cây

gỗ mục ruỗng là chứng tích của chiến

công vang dội đánh đuổi quân Nam Hán

trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền.

Một rặng duối gồm 18 cây duối 1.000

năm tuổi tương truyền là nơi Ngô Quyền

buộc voi và ngựa chiến nằm cách khu di

tích không xa, là điểm dừng chân chụp

ảnh và nghỉ ngơi khá thú vị cho du

khách. Dặng duối này đã được ghi nhận

là cây di sản Việt Nam. Cách đền thờ

Ngô Quyền không xa là đền thờ Phùng

Hưng - người anh hùng dân tộc, vị vua

xuất thân ở Đường Lâm có công phát

động khởi nghĩa chống lại quân xâm

lược nhà Đường thế kỉ thứ 8, giành độc

lập dân tộc trong 9 năm, được nhân dân

phong là Bố Cái Đại Vương.

Vẫn còn nhiều điều thú vị khi bạn

đến khám phá làng cổ Đường Lâm với

những món ẩm thực dân dã, nghề truyền

thống độc đáo… Nơi đây cũng là phim

trường của rất nhiều bộ phim điện ảnh và

truyền hình, người dân Đường Lâm liên

tục được mời làm diễn viên quần chúng,

đóng phim cũng là một nghề tay trái của

nhiều bà con. Hãy một lần đến với làng

Việt cổ để có được những trải nghiệm và

câu chuyện đáng nhớ!

Mai Chi

Tượng Tuyết Sơn ở chùa Mía

Một ngôi nhà cố tiêu biểu ở lang Đường Lâm

Một ngõ nhỏ với tường đá ong

Ngôi nhà cổ rợp bóng cây xanh

Cụ già hiếu khách ở làng cổ