Table of Contents Table of Contents
Previous Page  86 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 86 / 92 Next Page
Page Background

Đình làng Mông Phụ

86

N

ếu thực sự muốn khám phá

những nét độc đáo và tận hưởng

không khí thanh bình, cổ kính

của làng Việt cổ, bạn hãy chọn một

ngày giữa tuần để đến Đường Lâm. Bởi

khi đó, bạn mới thực sự được sống như

những người con của làng, không chật

cứng ô tô, không nhộn nhịp khách ta,

khách Tây. Còn cuối tuần, với lượng

khách lúc nào cũng tấp nập thì cái làng

vốn thanh bình, nhỏ xinh đó trở nên quá

tải, hành trình khám phá ít nhiều sẽ kém

thú vị.

Cố GS Trần Quốc Vượng cho rằng,

Đường Lâm có vị thế đắc địa theo thế

tọa sơn vọng thủy: lưng tựa vào núi

Tản, mặt ngoảnh ra sông Hồng. Đây là

vùng đất cổ, một ấp hai vua và cũng là

tứ giác nước,

được bao bọc bởi sông Đà,

sông Tích - một chi lưu nối với sông Đà,

sông Đáy. Đến làng cổ, từ quốc lộ 32,

cách thị xã Sơn Tây chừng 4km, nhìn

sang phía trái, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh

quen thuộc của làng Mông Phụ - một

biểu trưng đặc sắc của ngôi làng Việt cổ

truyền thống, đây là cổng làng cổ duy

nhất xây bằng đá ong còn lại ở Đường

Lâm. Cổng này đủ rộng để một chiếc xe

tải chạy qua, được làm theo kiểu

thượng

gia hạ môn

- trên là nhà, dưới là cổng.

Phía trên có khắc dòng chữ:

Thế hữu

hưng nghi đại,

nghĩa là cuộc đời muốn

được hưng thịnh cần phải thích nghi. Đó

là phương châm xử thế của người xưa

truyền lưu. Đến Đường Lâm vào một

ngày hè, bạn sẽ không khỏi xốn xang

trước hình ảnh cổng làng cổ nép dưới

bóng đa cổ thụ 300 tuổi, một bên là đầm

sen thơm ngát. Gió từ cánh đồng thổi

vào mát rượi. Tranh thủ trò chuyện với

các cụ già ngồi hóng mát dưới gốc cây

hay bà chủ quán nước gần đó, bạn sẽ có

những câu chuyện hay về làng cổ.

Khách du lịch vẫn quen gọi làng cổ

Đường Lâm nhưng thực ra, xã Đường

Lâm có tất cả 9 làng. Trong đó, trọng

tâm của làng cổ là làng Mông Phụ - nằm

trên thế đất hình con rồng. Đầu rồng

chính là nơi tọa lạc của đình Mông Phụ,

hai mắt là hai giếng đá ong cạnh đình,

râu tỏa ra các ngõ xóm, đuôi vắt về xóm

Sải. Nằm ở vị trí đắc địa, giữa ngã ba

trung tâm của làng nhưng lạ thay, ở vị

trí này, người đi ngược về xuôi không

ai quay lưng vào đình. Đình làng Mông

Phụ thờ Tản Viên Sơn Thánh, tọa ở vị

trí cao nhất làng, được thiết kế theo kiểu

chữ Công. Đình chính gồm tòa đại bái

năm gian, hai chái; hậu cung là một tòa

nhà nối ba gian giữa của đình ngoài kéo

dài ra phía sau. Mái đình võng nhẹ, hai

đầu nóc có chạm hình hai con rồng, góc

mái thường gọi là đao đình uốn ngược

lên thành hình rồng và đầu nghê nhìn

lên bờ dải có viền hoa thị. Mái đình lợp

ngói mũi hài… Đây là một trong 3 ngôi

đình cổ đẹp nhất xứ Đoài.

Bắt đầu từ đình làng, tỏa đi các ngõ

xóm là những con đường nhỏ lát gạch

Bát Tràng dẫn vào các ngôi nhà đá ong

rợp bóng cây xanh. Thật hiếm có một

ngôi làng nào lại giữ được nguyên vẹn

hàng trăm ngôi nhà cổ có niên đại từ

100 năm đến dưới 200 năm, được xây

bằng đá ong với mái ngói đỏ đã nhuốm

màu rêu phong như ở nơi đây. Thường

thì du khách chọn một, hai ngôi nhà

cổ nhất để ghé thăm nhưng nếu có thời

gian, bạn cứ đi dạo trong các ngõ nhỏ

hình xương cá của làng sẽ vô cùng thú

vị với những bờ tường đá ong cổ xen lẫn

“Sống chậm”

ở làng cổ Đường Lâm

Nằm ở vị trí vừa đủ xa để tách hẳn nơi đô thành ồn ào và đủ gần

để đi về trong ngày, làng cổ Đường Lâm luôn là lựa chọn hàng

đầu của du khách. Nhưng nếu chỉ xem lướt một hai căn nhà cổ,

dạo một vòng chụp ảnh cây đa, giếng nước, sân đình rồi về thì

thật đáng tiếc. “Sống chậm” một chút ở Đường Lâm, bạn sẽ khám

phá được rất nhiều điều thú vị ở vùng đất xứ Đoài mây trắng,

mảnh đất hai Vua địa linh nhân kiệt này.

VTV

du

lịch