Table of Contents Table of Contents
Previous Page  31 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 31 / 92 Next Page
Page Background

31

các chi tiết đều được đặc biệt đề cao. Cố

vấn có tiếng nói rất quan trọng trong việc

xem xét bản thông tin nghiên cứu làm tiền

đề viết kịch bản, tham gia xác nhận nội

dung khoa học trong kịch bản và xác nhận

các thông tin trong chương trình thành

phẩm trước khi phát sóng. Nhiều cố vấn đã

chia sẻ: “Làm việc với các bạn vất vả thật”.

Có những chương trình, nhà sản xuất của

chúng tôi còn đề nghị cố vấn có mặt trong

suốt diễn biến ghi hình; nếu họ quá bận thì

đề nghị luôn chú ý điện thoại để có vấn đề

gì là gọi và trao đổi ngay.

Vậy các nhà sản xuất trong phòng

chị có thường gặp khó khăn trong việc

mời cố vấn?

Rất may là không. Cái may dường như

đến từ sự “vất vả” mà chúng tôi đem đến

cho các chuyên gia. Bởi điều đó khiến họ

được thực sự tham gia vào quá trình xây

dựng vỏ kiến thức cho kịch bản, yên tâm

khi đứng tên cố vấn và cũng trân trọng

những nỗ lực nghiêm túc của chúng tôi.

Tuy nhiên, phải thẳng thắn thừa nhận rằng,

chương trình có lúc vẫn sai sót, mặc dù rất

hãn hữu. Khi đó, ê kip không chỉ họp với

nhau để rút kinh nghiệm mà còn chia sẻ

ngay với cố vấn để cùng tìm hướng điều

chỉnh, khắc phục. Thậm chí, có lúc phải

làm lại. Theo quy trình sản xuất ở VTV7,

sau khi demo sẽ đến khâu kiểm tra trước.

Kiểm tra trước mà chị vừa nói có phải

là một trong những mật mã? Có vẻ khái

niệm này gần với hoạt động nghiên cứu

và phát triển hơn là sản xuất truyền hình?

Vâng, nếu đặt góc nhìn chương trình

truyền hình cũng là một sản phẩm, thì rõ

ràng, khán giả chính là khách hàng. Lãnh

đạo VTV7 quan niệm, sản phẩm mới ra

cũng cần được khách hàng “dùng thử” và

góp ý. Những khán giả khách quan đã giúp

chúng tôi bứt phá khỏi trạng thái “văn mình

vợ người”, có cái nhìn phản biện với sản

phẩm và kịp thời cải tiến. Vượt qua tất cả

những khâu đó mới được Ban giám đốc

cho phép sản xuất cả series. Nhưng phải

thú thực, giữ vững được chất lượng của cả

series là một thách thức rất lớn với tất cả

các nhà sản xuất.

Vậy, một sản phẩm của truyền

hình giáo dục “made in VTV7”như thế

nào được coi là thành công?

7 “mật mã” ứng với 7 từ khóa

c a VTV7 bao gồm: Format (Cấu

trúc), Pitching (Ý tưởng sáng tạo),

Cố vấn, Demo (Bản mẫu), Pretest

(Kiểm tra trước), Clip bank (Ngân

hàng dữ liệu) và Truyền cảm hứng.

Đây cũng chính là quy trình và

nguyên tắc thực hiện mà phòng

Sản xuất các Chương trình Giáo

dục đề ra với mỗi chương trình

c a VTV 7 nhằm đem đến những

sản phẩm truyền hình giáo dục tốt

nhất cho khán giả VTV.

Chương trình

Chinh phục kì thi

Một chương trình giáo dục truyền cảm

hứng. Làm thế nào các em học sinh xem

xong chương trình sẽ cảm thấy kiến thức

thật hữu ích, muốn đọc sách để tìm hiểu

thêm, muốn tự tay thực hành những kiến

thức đó… Chúng tôi xây dựng hình ảnh

những lớp học năng động: học ở lớp, học

ở nhà, học lúc chơi, học với bạn, học cùng

phụ huynh.. Cứ học là thấy vui. Và dần

dần sẽ có các chương trình truyền hình xóa

nhòa ranh giới giữa các môn học, hướng

tới sự tích hợp, phát huy xu hướng giáo

dục trải nghiệm sáng tạo nhằm kích thích

tư duy khoa học thực chứng, coi trọng trải

nghiệm và thực hành.

Theo ý kiến chủ quan của cá nhân

chị, liệu có khi nào, các chương trình

giáo dục này sẽ thay thế được các bài học

trên lớp?

Chắc chắn đó không phải mục tiêu của

chúng tôi. Chúng tôi mong muốn đồng

hành cùng các thầy cô và các em học sinh.

Ở VTV7, chúng tôi cũng rất chú trọng đến

việc cô đọng nội dung thành các clip dài

2 - 3 phút để có thể phân phối trên đa hạ

tầng. Clip bank - ngân hàng các clip giáo

dục là một trong những “tham vọng” của

VTV7. Các thầy cô giáo có thể tải các clip

này, sử dụng trong các bài giảng trên lớp,

giúp giờ học sinh động và thú vị, đem lại

cảm hứng học tập cho các học sinh.

Làm việc ở kênh giáo dục, lại phụ

trách phòng Sản xuất các Chương trình

Giáo dục, hẳn chị có những cảm xúc đặc

biệt khi tháng 9 - tháng khai trường

đang đến?

Có lẽ đó là cảm xúc chung của anh chị

em trong VTV7 thì đúng hơn. Chúng tôi có

thêm một ngày đặc biệt nữa trong 365 ngày

làm nghề và luôn lắng nghe, luôn cầu thị

chờ đón sự góp ý của các thầy cô, học sinh,

phụ huynh và tất cả các khán giả về chương

trình của chúng tôi. Nếu những chương

trình của phòng được đón nhận, góp phần

truyền cảm hứng cải tiến các giờ dạy, giờ

học, thì đó là niềm hạnh phúc rất lớn của

chúng tôi.

Xin cảm ơn chị!

Yến Trần

(

Thực hiện

)

Ảnh:

Hải Hưng