Table of Contents Table of Contents
Previous Page  30 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 30 / 92 Next Page
Page Background

30

Chào chị Hoàng Diệp. Được biết,

phòng Sản xuất các Chương trình Giáo

dục mà chị phụ trách đang sở hữu

hàng loạt mũ chương trình trọng điểm

của VTV7?

Cá nhân tôi luôn nghĩ, chương trình nào

ở VTV7 cũng là trọng điểm. Bởi vì, để có

một mũ chương trình được triển khai phải

có sự nỗ lực và say mê của các nhà sản

xuất, từ lúc xây dựng format cho đến khi

chương trình phát sóng.

Điều đó có nghĩa là các mũ chương

trình ít hay nhiều đều phụ thuộc vào sức

sáng tạo và khả năng thuyết phục của mỗi

nhà sản xuất? Mà điều đó thì không đơn

giản một sớm một chiều…?

Đúng thế. Để có một format chương

trình, chúng tôi tìm hiểu nhu cầu của các

giáo viên và học sinh, làm việc chặt chẽ với

cố vấn chuyên môn để trình bày, bảo vệ ý

tưởng trước Ban giám đốc và cả trung tâm.

Bất kì ai, bao gồm cả các cộng tác viên, đều

có quyền phản biện một cách quyết liệt và

thẳng thắn để chúng tôi phải nhìn đi nhìn lại

7

“mật mã”

thú vị của VTV7

Gần một năm lên sóng, Kênh

Truyền hình Giáo dục Quốc gia

VTV7 đã gây ấn tượng với khán

giả bằng một loạt chương trình

hấp dẫn mang màu sắc rất riêng.

Điều gì đã góp phần làm nên

thành công đó? Bật mí của “nữ

thuyền phó” của VTV7 - nhà sản

xuất Phạm Hoàng Diệp về 7 “mật

mã” ứng với 7 từ khóa sẽ giúp

khán giả có câu trả lời.

Nhà báo Hoàng Diệp

VTV

đối

thoại

những lí lẽ khiến mình nghĩ rằng “cần phải

có chương trình này”. Có những trường

hợp mất đến nửa năm, thậm chí là gần một

năm với nhiều lần trình bày, thuyết phục,

format mới có được cái gật đầu của Ban

giám đốc. Lúc đó, chúng tôi thường chúc

nhau “lên ngựa may mắn”. Nhưng đó mới

chỉ là bắt đầu.

Nghe chị chia sẻ có vẻ khá

căng thẳng?

Rất căng thẳng thì đúng hơn. Bởi sau

nhiều “vật vã”, chúng tôi sẽ quay và dựng

xong số demo. Buổi chiếu demo cũng quyết

liệt không kém buổi thuyết trình. Nhiều lần,

chúng tôi nghĩ mình đã nắn nót đến từng

khuôn hình, nhưng bất kì ai đều có thể chỉ

ra những “điểm mù” mà tự mình không

nhìn được. Có những chương trình làm số

demo vài ba lần mới nhận được quyết định

sản xuất hàng loạt. Chương trình do tôi sản

xuất hay của các bạn khác đều bình đẳng

trước hội đồng thẩm định. Ngoài ra, cố vấn

chuyên môn cũng sẽ có những phản biện ở

góc độ khoa học giáo dục.

Chị vừa nhắc đến những người

cố vấn. Họ có vai trò như thế nào trong

chương trình?

Việc truyền tải thông tin chuẩn xác đến

khán giả truyền hình là trách nhiệm của tất

cả những người làm nghề. Phòng Sản xuất

các Chương trình Giáo dục lại có mối liên

hệ, được sự tư vấn của các nhà làm giáo

dục, phụ huynh và hàng chục triệu học sinh

nên sự xác tín, rõ căn cứ, logic… ở tất cả