Previous Page  9 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 9 / 92 Next Page
Page Background

9

*Simon Cowell nổi tiếng là một giám khảo

“ác” đến nỗi ông được xếp vào danh sách

100 nhân vật phản diện tiêu biểu trong lịch sử

truyền hình Mỹ. Chỉ tới khi có con trai vào

năm 2014, Simon Cowell mới có ý định thay

đổi, trở nên “mềm” hơn, dễ chịu hơn. Tuy

nhiên, theo đánh giá từ khán giả, so với thời

đỉnh cao “chặt chém” ở American Idol,

Simon Cowell hiện không còn sức hút mạnh

mẽ như trước. Phong cách “ác” của Simon

gây ảnh hưởng lớn đến rất nhiều giám khảo

của các chương trình THTT nhưng một số

người chưa “ác” một cách hợp lí mà đẩy tới

sự thô lỗ, phản cảm và bị tẩy chay dữ dội.

*Để hiểu phần nào về THTT, một gợi ý thú vị cho khán giả

là xem series phim truyền hình đang rất được ngợi ca hiện

nay mang tên

UnReal.

Ngay từ các tập đầu tiên, những gì

được đồn đại về bảng phân vai, cách đưa đẩy, tạo tình

huống… đều được phơi bày một cách sinh động.

UnReal

cũng cho khán giả thấy sự khổ công của những người sản

xuất các chương trình truyền hình để mang đến sản phẩm

cho khán giả. Ở đó, sự nhạy bén, sắc sảo, óc quan sát,

phán đoán cần phát huy cao độ bởi với tính chất thực tế,

mọi diễn biến dù có thể lường trước nhưng chỉ là phần

nào, chính hành động, phát ngôn nảy sinh lại dẫn dắt sang

hướng phát triển mới.

UnReal

cũng cho thấy dù tranh cãi

hay không thì THTT vẫn là một xu hướng đang rất sôi nổi,

đầy hấp dẫn với các đối tượng khác nhau.

khai. Còn về phía các nhân vật tham gia,

dù phản ứng thế nào chăng nữa thì “thực

tế” không thể chối bỏ chính là những lời

đã nói, những việc đã làm.

Khán giả có từng băn khoăn tại sao

các chương trình THTT thường hay nhất

ở mùa đầu và giảm sức hút ở những mùa

sau? Bên cạnh sự mới mẻ của format,

người chơi cũng mang theo tâm lí háo

hức, hồn nhiên. Họ vô tư thoải mái thể

hiện, ít dè chừng hơn. Sang mùa sau, khi

kinh nghiệm được rút ra, sự cẩn trọng

đồng thời cùng khiến chất “thực tế” ít

nhiều giảm sức thuyết phục. Phiên bản

đặc biệt hội tụ thí sinh các mùa trước của

Cuộc đua kỳ thú

là một ví dụ. Nhìn cách

Nhan Phúc Vinh vào cuộc quá hiền so

với năm 2013, người xem khó cảm nhận

được ngọn lửa hừng hực từng thấy ở thí

sinh này và đó cũng là lí do đội Đỏ không

còn ấn tượng như trước. Đôi khi tính toán

quá, cân nhắc quá về cách thể hiện chưa

hẳn đã là chiêu hay. Sự mạo hiểm dám

phơi bày cả “góc tối” trong tính cách, suy

nghĩ lại khiến người xem cảm nhận được

cái “thật”. Thiết nghĩ, khi chưa dám bứt

ra khỏi vùng an toàn, chưa sẵn sàng đối

diện với những phản ứng hai mặt có thể

xảy ra khi lên sóng thì dù là ngôi sao hay

người bình thường cũng cần cân nhắc

trước sức hút THTT. Xác định tâm thế,

mục đích khi bước vào cuộc chơi, hiểu

tính chất cuộc chơi cũng là điều cần thiết

để không bị hoang mang, bối rối.

Lời kết

Phản diện hay chính diện, ác và bị

ghét hay dễ thương, đáng mến… trong

THTT theo quan điểm của người viết chỉ

nên dừng lại trong khuôn khổ của chính

cuộc thi, cuộc chơi đó. Cảm xúc, suy

nghĩ, phát ngôn dù là thật trong một hoàn

cảnh nhất định, khi bóc ra, đặt trong một

diễn biến khác lại mang đến cảm nhận

hoàn toàn khác. Nói như nhà thiết kế Lý

Quí Khánh và hoa hậu Phạm Hương, đó

là phản ứng thật nhưng không đồng nghĩa

với con người thật của họ. Nên chăng hãy

nhìn nhận các chương trình THTT đơn

giản là một cuộc chơi, một sự lựa chọn

mang tính giải trí chứ không nên coi đó

là một dịp để phán xét, áp đặt nhận định

về một ai đó càng không nên dẫn tới các

hành động công kích cá nhân dữ dội

như đã và đang diễn ra với một số nhân

vật THTT.

Bạn có biết?

Simon Cowell

Bảng phân vai thí sinh trong phim UnReal

Hoàng Hường