67
vật thật trong lịch sử. Niềm say mê với
phim chiến tranh còn thôi thúc Steven
Spielberg và Tom Hanks tiếp tục phóng
tay hơn nữa để làm tiếp
The Pacific
(Mặt
trận Thái Bình Dương). Cho đến giờ,
ở mảng miniseries (phim truyền hình
ngắn tập), vẫn chưa có đối thủ nào vượt
được con số ước tính 200 triệu USD mà
The Pacific
đặt ra thời điểm năm 2010.
Thống kê từ báo chí Australia (nơi được
chọn là bối cảnh quay chính của phim),
con số thực chất còn lớn hơn thế bởi chỉ
riêng tại Australia, đoàn phim đã tiêu tốn
cỡ 180 triệu USD, góp phần tạo công ăn
việc làm cho hơn 4.000 người.
Mức độ đầu tư công phu đến thế
trong các đề tài khó nhằn (chiến tranh và
Cảnh quay hoành tráng của GoTs tập 9 mùa thứ 6
Cảnh phim
Chiến hữu
- (ảnh: pcwallart)
(ảnh: dailycontributor)
giả tưởng) đã mang lại vị thế hàng đầu
cho hãng HBO cùng vô số giải thưởng
lớn. Cũng không thể bỏ qua
Rome
(Cuộc
chiến thành Rome) – một bộ phim sử thi
tràn ngập các cảnh chiến đấu khốc liệt,
hoành tráng thời kì La Mã cổ đại. Phim
là cú hợp tác trăm triệu giữa HBO và
BBC tạo nên một kỉ lục về chi phí sản
xuất mỗi tập phim trước khi
GoTs
xuất
hiện. Sự đắt đỏ quá mức về sau lại trở
thành một lí do khiến
Rome
chỉ đi được
hết mùa thứ hai với 22 tập.
Đối thủ lớn với HBO – hãng Netflix
từng mang tham vọng chiếm ngôi
GoTs
khi tung ra bộ phim
Marco Polo
(90
triệu USD) về cuộc phiêu lưu của nhà
thám hiểm lừng danh. Phim có các trận
chiến rất mãn nhãn với dàn ngựa chiến
đậm chất Mông Cổ, khâu chỉ đạo võ
thuật của
Marco Polo
(Nhà thám hiểm
Marco Polo) cũng được đánh giá tuyệt
vời mang đến không khí khác biệt hoàn
toàn cho khán giả. Tuy nhiên, về tổng
thể,
Marco Polo
lại nhận phải đánh giá
không mấy tích cực và bị xem là cú vung
tay quá trán, ném tiền qua cửa sổ một
cách lãng phí của hãng Netflix. Sự nóng
vội muốn vượt mặt
GoTs
trong khi chưa
xây dựng được một nền tảng nội dung
đủ đầy đặn đã biến
Marco Polo
trở thành
thất bại đáng tiếc trong chiến lược phát
triển với Netflix.
Ở một vị trí khiêm tốn hơn nhưng
hãng Starz cũng đang nổi lên như một
nhân tố đáng gờm và tạo được sở trường
trong việc thực hiện các cảnh phim đại
chiến. Gánh nặng chi phí của họ không
dồn vào các ngôi sao (vì đa phần là các
diễn viên chưa mấy nổi tiếng) nên được
dành phần nhiều để trau chuốt cho từng
khung hình. Siêu phẩm đáng chú ý nhất
của họ là
Spactacus
(Khởi nghĩa nô lệ).
Mỗi tập phim ngốn khoảng 5 triệu USD
để nhấn chìm người xem vào các cuộc
nổi dậy đẫm máu của các nô lệ trong đó
tập 5 của phần 4 mang tên
Arena thất
thủ
là đỉnh cao trong toàn bộ series. Đặc
trưng trong các phim của hãng Starz
là việc sử dụng rất nhiều và rất nhuần
nhuyễn kĩ xảo, qua đó mang lại từng
thước phim không thể rời mắt. Hãng
đồng thời cũng có thể trình làng cuộc
đại chiến thế kỉ 18 một cách chân thực,
dữ dội kéo dài suốt 15 phút ngay trong
mùa đầu tiên của series ăn khách phim
Outlander
(Người ngoại tộc).
Theo thống kê từ Esquire, bên cạnh
những cuộc đại chiến nghẹt thở, bùng
nổ kể trên, khán giả màn ảnh nhỏ cũng
không thể bỏ qua các cảnh đụng độ ghê
rợn giữa người và xác sống trong loạt
phim
The Walking Dead
(Xác sống)
hay
những giờ phút chiến đấu không thể nào
quên ngoài không gian trong các tập
phim
Battlestar Galactica
(Tử chiến
liên hành tinh) – bộ phim thuộc đề tài
vũ trụ xuất sắc bậc nhất trong lịch sử
truyền hình.
Thùy An
(Theo Esquire)