45
tham gia cuộc thi tại từng phiên bản
trong nước. Và quá trình tuyển chọn thí
sinh đại diện diễn ra khá lặng lẽ. Điều
này vô tình tạo nên nghi ngờ về khả
năng của đại diện các nước. Bên cạnh
đó, các chương trình cũng gặp nhiều trở
ngại về việc cập nhật thông tin. Các
trang web, Facebook của chương trình
chỉ hoạt động trong thời gian diễn ra
cuộc thi. Còn sau khi cuộc thi kết thúc
thì các kênh thông tin hầu như không có
sự kết nối hoặc bị tạm ngưng vô
thời hạn.
Vấn đề tranh cãi lớn nhất ở các cuộc
thi châu Á này là nghi vấn thiếu công
bằng. Dường như cuộc chơi là lãnh địa
riêng của một số nước như Phillippines,
Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái
Lan… Ngay từ mùa giải đầu tiên năm
2012, chương trình
Asia’s Next Model
đã
được xem là phiên bản đặc biệt của
Phillippines. Trong khi các quốc gia khác
chỉ cử một hoặc hai thí sinh thì
Phillippines luôn có ba thí sinh đại diện
trong mỗi mùa thi. Khán giả ở đất nước
này cũng góp phần không nhỏ để bầu
chọn cho các người mẫu của nước mình.
Dù nhiều thí sinh Phillippines bị đánh
giá là không có tố chất người mẫu, nhút
nhát, thường xuyên bị giám khảo nhắc
nhở nghiêm khắc nhưng họ vẫn giành
thứ hạng cao.
Thí sinh các nước được ưu ái có lợi
thế là sử dụng tiếng Anh tốt, đơn vị tổ
chức cũng xuất phát từ các nước này. Do
đó, những hành vi thiếu công bằng liên
tiếp diễn ra trong các chương trình.
Khoảng cách giữa các thí sinh được thể
hiện ngay ở phần chuẩn bị dự thi. Những
thí sinh của một số nước được chọn
trang phục đẹp nhất, phần dự thi tốt nhất,
hình ảnh ấn tượng nhất. Trong khi một
số thí sinh của các nước khác thì bị cố
tình bị gây cản trở khi dự thi hoặc cắt
ghép hình ảnh khi phát sóng khiến khán
giả có cái nhìn phiến diện. Ngay cả cách
bình chọn qua tin nhắn được thực hiện
dễ dàng ở một số nước chủ nhà, nhưng
các quốc gia khác lại ít phổ biến hoặc
khó khăn trong việc thao tác. Một phần
vì chương trình ít được quảng bá, phần
khác là cách bình chọn chỉ phù hợp với
một số khu vực nhất định. Do hạn chế
thông tin nên nhiều thí sinh không nhận
được sự ủng hộ của khán giả trong nước
đã nhanh chóng bị loại từ những vòng
đầu. Chính vì thế mà không ít thí sinh
sau khi rời cuộc thi đã tố cáo ban tổ chức
thiên vị. Mùa thứ tư của
Asia’s Next Top
Model
vắng bóng đại diện của Nhật Bản
sau ba mùa không thành công nên có
thông tin cho rằng, đất nước này đã tẩy
chay chương trình. Vì thế, tính công
bằng là điểm cần thiết mà các cuộc thi
thực tế châu Á cần nỗ lực thực hiện để
mang lại những chương trình giải trí
xứng tầm quốc tế, chứ không chỉ là các
sân chơi ao làng.
Chương trình quy mô lớn nhất thế giới
Phiên bản thứ 63 của
Got Talent
là chương trình hoành tráng nhất trong
lịch sử truyền hình, được phát sóng lần đầu ngày 12/3/2015 tại 20 quốc gia
châu Á. Chương trình quy tụ thí sinh đến từ 14 quốc gia ở mọi lứa tuổi, trình
diễn khả năng về ca hát, ảo thuật, múa, trình diễn nghệ thuật… Giải thưởng
của chương trình là 100.000 USD và được biểu diễn tại khách sạn sang trọng
Marina Bay ở Singapore.
Mùa đầu tiên của chương trình khá thành công khi mời được bộ tứ giám
khảo chất lượng là: Anggun, David Foster, Melaine C và Vaness Wu (Ngô
Kiến Hào). Các giám khảo đều là những người hoạt động nghệ thuật lâu
năm, thông thạo tiếng Anh và đa ngôn ngữ. Do các thí sinh đều nói tiếng Anh
không tốt nên họ có thể nói tiếng địa phương, hoặc nhìn vào màn hình thông
dịch khi giao lưu với giám khảo. Ngoài ra, giám khảo Vaness Wu nói được
tiếng phổ thông nên có thể giao lưu với thí sinh gốc Hoa, còn Anggun nói
tiếng Indonesia. Sự có mặt của hai giám khảo đến từ phương Tây là David
Foster, Melaince C cũng góp phần đa dạng chương trình, giúp
Asia’s Got
Talent
không chỉ là “người nhà chấm nhau” nữa. Chương trình đã kết thúc
viên mãn với chiến thắng của nhóm múa bóng El Gamma Penumbra.
Trên trang web chính thức của chương trình hiện vẫn chưa cập nhật thông
tin mùa thứ hai. Công ty nắm bản quyền của
Vietnam’s Got Talent
cho biết,
họ cũng chưa nhận được thông báo của
Asia’s Got Talent
về mùa thi mới.
Chương trình Asia’s Next Top Model 2016
Phan Như Thảo
tại Asia’s Next
Top Model 2013
Lưu Phương