36
VTV
Văn hóa
Giải trí
P
han Đăng cứ áy náy mãi khi dự
án viết mấy đầu sách cho Bộ
Quốc Phòng đã choán hết thời
gian của mình nên lỡ hẹn với
bạn bè. Nhưng tôi biết, ở một góc độ nào
đó, điều ấy sẽ làm cho Phan Đăng cảm
thấy thỏa mãn. Phan Đăng là người Hà
Nội gốc, lại sinh sống ở một con phố náo
nhiệt là Vân Hồ, nhưng tuổi mười lăm
mười sáu của cậu lại là cuộc sống của một
người khép kín, sợ đám đông, nỗi sợ ấy
nó còn ám ảnh đến giờ..., Đăng tìm đến
sách. Anh đọc nhiều loại sách nhưng triết
học là lĩnh vực Đăng mê đắm nhất. Đăng
đọc như một thách thức, đánh vật với
chính mình. Khổng Tử nói: “Người quân
tử ba ngày không đọc sách, soi gương
thấy mình như cũ đi”. Điều này rất đúng
với anh. Phan Đăng ước ao, một ngày
không xa, anh sẽ cho ra mắt cuốn sách về
triết học cho học sinh cấp hai. Trong cuốn
sách sẽ là những câu chuyện như: “Từ
hàng trà chanh nghĩ về Khổng Tử”, hoặc
“Bắt Pokemon nhớ về giấc mơ Trang Tử”.
Đó là một cuốn sách đang được chờ đợi.
Nói đến Phan Đăng, không thể không
nói tới một cây bút thể thao có tiếng trong
làng báo nước nhà. Viết thể thao, Phan
Đăng không đi sâu vào phân tích chuyên
môn, kĩ chiến thuận mà cao hơn, anh đi
vào những vấn đề xã hội bằng tình yêu vô
tư của mình. Ngoài ra, các ấn phẩm của
báo Công an Nhân dân, An ninh thế giới
cuối tháng vẫn đều đặn đăng các bài viết
của anh về văn hóa, thời sự, trò chuyện...
Đăng tâm sự: “Tôi đến với chuyên mục
trò chuyện cuối tháng một cách nhẹ nhàng
bởi vì mình là người đọc sách. Mỗi khi
được gặp một nhân vật để trò chuyên tôi
luôn cảm thấy đó là cơ hội. Tôi luôn đặt
mình ở thế được lắng nghe họ. Đôi khi tôi
cũng phản biện nhưng phản biện là để tiếp
tục được lắng nghe, tiếp tục trao đổi chứ
không phải là dịp để thể hiện cái tôi. Vấn
đề tôi là phải đưa đến cho bạn đọc hàm
lượng thông tin, tri thức và đôi khi cả sự
đồng cảm nữa”.
Ngoài viết báo, Phan Đăng còn tham
gia giảng dạy tại Học viện Báo chí và
Tuyên truyền. Ở đó Phan Đăng đảm
nhiệm công việc dạy bình luận và văn
hóa văn nghệ trên báo in. Anh luôn dành
thời gian cho các bạn sinh viên thảo luận,
đề cao sự độc lập suy nghĩ và phát triển
ý tưởng. Một điều rất riêng là, sau
buổi học, thay vì chấm điểm cho sinh
viên, Phan Đăng đề nghị sinh viên tự
chấm điểm cho mình. Đăng bảo, thế hệ
trẻ luôn có nhiều tài năng nên mình phải
thuận theo lẽ tự nhiên. Phan Đăng thường
có thói quen lục lại những bài viết cũ,
những bản thảo trước đây, mỗi lần đọc
lại, cậu đều bắt gặp không ít sự xấu hổ
vì nhận ra sự ngô nghê, thậm chí là ấu trĩ
trong bài viết của mình. Tôi nghĩ, sòng
phẳng với chính mình như vậy đã là một
thái độ đáng quý. Khi chúng tôi mới vào
nghề, Đăng cũng như tôi, cứ nghĩ cuộc
đời có hai mặt rõ ràng nhưng rồi qua sách
vở, thực tiễn mới nhận ra rằng, cuộc đời
đâu chỉ có hai mặt. Trong trắng có đen,
trong đen có trắng, trong anh hùng có
tiểu nhân và ngược lại. Đăng bảo, chúng
ta nhận ra được điều ấy là bởi cùng đọc
triết học. Nói câu chuyện ấy tôi lại nhớ
có thời Đăng rất mê Lão Tử với triết lí
thuận theo tự nhiên, an nhiên. Nhưng rồi
khi đọc Trang Tử, Phan Đăng lại bảo đây
mới triết lí đích thực của chính mình, đó
là mọi sự trong cuộc đời đều như nhau.
Đừng quá đắm đuối, quá lao tâm khổ tứ
làm gì để mệt mỏi. Trong thời đại đang có
những biến động, một số giá trị bị đảo lộn
thì thái độ sống là thực sự cần thiết cho
mỗi người...
Văn Quân
Phan Đăng
Vài nét chân dung ghi vội…
Với Phan Đăng tôi có may mắn kết giao từ thuở ở giảng đường
đại học. Và đường đi của Đăng đã xác lập gần đúng như những gì
tôi nhận xét về Đăng từ thuở trước ấy. Rằng đây sẽ là một cây
bút “ra trò” trong thế hệ 8X của chúng tôi. Mười năm gặp lại,
tại nhà của Đăng trên phố Vân Hồ, vẫn cảm xúc xưa cũ, nơi tôi và
lũ bạn đã từng có một thời tụ tập tại đây, vẫn những câu
chuyện không đầu không cuối…
Nhà báo Phan Đăng trong chương trình
Cafe24h -Thể Thao TV