28
VTV
Văn hóa
Giải trí
20 năm xa quê nhưng chị vẫn luôn
có những ca khúc rưng rưng, bàng bạc
đâu đó hình bóng quê nhà với bao nỗi
niềm thiết tha, khắc khoải. Hẳn chị vẫn
luôn dõi theo về quê hương mới có thể
hiểu và nhiều cảm xúc đến thế?
Tôi sinh ra và lớn lên ở miền Trung,
được sống trong tình thương của gia đình,
bà con, bạn bè và cả hình bóng quê hương
in đậm trong tâm trí. Đó là dòng sông, bến
nước, con đò chiều mẹ đợi và cả những
đêm trăng trên dòng sông Lam rộn vang câu
ví. Miền nhớ ấy luôn khắc khoải trong tôi,
luôn khiến tôi thương nhớ không nguôi quê
hương nghèo khó của mình.
Khi chuyển tải nỗi nhớ niềm thương
đặc biệt về quê hương thành những ca từ,
giai điệu, vì sao nhạc sĩ tìm đến dòng nhạc
dân ca chứ không phải dòng nhạc khác?
Điệu nhạc quê hương nơi mình sinh ra
và lớn lên đã thấm đẫm tâm hồn tôi, giúp
tôi sáng tác được những ca khúc mang âm
hưởng dân ca quê nhà. Cảm xúc thăng hoa
ở tâm trạng nào thì tôi sẽ sử dụng ngôn ngữ
âm nhạc đó thôi.
Trong gia tài những bài hát của
mình, chị dành nhiều trăn trở, dồn nén và
cảm xúc nhất cho bài hát nào? Có lúc nào
chị bật khóc khi viết xong một bài hát?
Có những bài hát viết xong tôi không
khóc một lần mà nhiều lần, khóc không
phải vì buồn bã mà bởi cảm xúc vỡ òa thành
âm thanh, bài hát khiến mình không kìm
nén được xúc động.
Không được đào tạo bài bản, chuyên
nghiệp nhưng các ca khúc của Lê An
Tuyên đi vào lòng người và được nhiều
ca sĩ lựa chọn tại các cuộc thi ca nhạc uy
tín. Thời điểm này, chị còn cảm giác ngại
ngần khi được gọi là nhạc sĩ nữa không?
Tôi không quan trọng có danh hay
không, điều tôi hướng tới là được sống
trong niềm tin yêu, khích lệ, góp ý và đánh
giá cao của các nhạc sĩ có tên tuổi, được
công chúng nghe nhạc đón nhận và ngày
càng có sức lan tỏa. Đó là niềm vui và hạnh
phúc vô bờ rồi.
Bản thân chị thấy được sự biến
chuyển của mình như thế nào trên con
đường âm nhạc trong suốt mười mấy
năm qua?
Sáng tác âm nhạc là niềm đam mê của
tôi. Từ những nốt nhạc cơ bản do nhạc sĩ
Võ Văn Di dạy từ thuở nhỏ nhưng khi xa
quê hương tôi cũng chưa nghĩ mình sẽ sáng
tác nhạc. Một chút hiểu biết ít ỏi ban đầu
tôi đã luôn cố gắng nâng cao kiến thức cho
mình, tự học hỏi và tích lũy, lắng nghe góp
ý của các nhạc sĩ đi trước.
Sống xa quê hàng chục năm, những
nếp sinh hoạt của Việt Nam vẫn còn được
duy trì trong gia đình chị? Gia đình đón
nhận chị trong vai trò nghệ sĩ sáng tác
nhạc như thế nào?
Trong gia đình tôi, nếp sống vẫn duy
trì theo phong cách tinh thần thuần Việt từ
ngôn ngữ xưng hô cho đến thói quen tập
quán và ngay cả không gian sinh hoạt, ẩm
thực cũng vậy. Mặc dù đam mê âm nhạc
nhưng tôi vẫn cố gắng làm việc và chăm lo
gia đình đúng với thiên chức của người phụ
nữ Việt Nam. Mọi người trong gia đình đều
hiểu và chia sẻ đam mê âm nhạc của tôi và
ủng hộ tôi trong lĩnh vực này.
Nhạc sĩ chia sẻ đôi chút về những
sáng tác sắp tới của mình? Và những dự
định trong công việc, cuộc sống của chị?
Tôi thực sự thích thú nếu ra được một
album chọn lọc với những ca sĩ và ca khúc
tâm đắc của mình. Rất nhiều khán thính giả
và bạn bè cũng mong muốn và chờ đợi điều
này. Nếu có điều kiện và cơ hội thì tôi cũng
sẽ làm một đêm nhạc như một lời tri ân tới
khán giả, bạn bè, người thân đã dành tình
cảm yêu mến, động viên, chia sẻ với tôi trên
con đường viết nhạc.
Cảm ơn nhạc sĩ Lê An Tuyên!
Thục Miên
(Thực hiện)
Nhạc sĩ Lê An Tuyên
Tình yêu dẫn lối
âm nhạc
Có nhiều điều đặc biệt ở
người phụ nữ, nhạc sĩ của
những khúc cađậm đà âm
hưởng dân caxứ Nghệ - Lê An
Tuyên. Chị chưatừng được
học bài bản về âm nhạc, hơn 20
năm sống và mưu sinh bận rộn
nơi trời Âu, không có cơ hội
đắm chìm trong không gian
ví, giặm quê nhà. Thế nhưng,
giatài quý giá củachị chính
là những khúc tình quê đậm
đà được nhiều người yêu nhạc
trong nước và cộng đồng
người Việt ở nước ngoài yêu
mến như:
Lời cỏ may, Cánh buồm
đỏ, Mùa xuân sang, Sóng không
từ biển, Thương ơi điệu ví, Hát
cùng mùa xuân…