Previous Page  57 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 57 / 92 Next Page
Page Background

Truyền hình

-

57

ngày của họ trôi qua thế nào? Nếu là

mình thì sẽ ra sao? Tôi mang đôi mắt

hiếu kì với mọi thứ xung quanh sang

Anh nên thích nghi khá nhanh với cuộc

sống ở đây. Nhiều đề tài cũng đến chỉ

từ việc quan sát và cảm nhận như thế.

Một nhà báo mà tôi coi là người thầy

trong nghề từng nói: “Làm báo thì không

được vô cảm”. Tôi luôn nhớ nằm lòng

điều này.

Các ban chuyên môn và ban chức

năng ở Đài THVN cũng hỗ trợ tôi rất

nhiều trong việc ổn định hoạt động của

Văn phòng Cơ quan thường trú Anh

cũng như trong tác nghiệp thời gian

đầu. Cùng với gia đình, sự hỗ trợ này là

một nguồn động viên tinh thần rất lớn

với tôi. Thời gian 3 năm nhiệm kì xa nhà

không phải ngắn, nhưng tôi tin phía sau

còn rất nhiều người vẫn đang đồng

hành cùng mình. Tinh thần lúc nào cũng

200%, cố gắng tích luỹ kinh nghiệm,

trưởng thành hơn qua mỗi ngày.

Thường trú ở Vương quôc Anh có

nghĩa là Phương Huyền phải chịu trách

nhiệm bao quát và tác nghiệp trên một

vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm: nước

Anh, xứ Wales, Scotland và Bắc Ai-len

(tạo thành Liên hiệp Anh). Bạn có gặp

nhiều khó khăn khi tác nghiệp? Đặc biệt,

người Anh vốn được coi là khá lạnh lùng?

Ở Anh, phương tiện giao thông công

cộng rất tiện lợi, nhiều khi còn đảm bảo

thời gian chính xác hơn là đi xe riêng.

Đường phố ở đây hẹp một cách đáng

ngạc nhiên, lại hay tắc, khó tìm chỗ đỗ

xe. Nhiều người Anh có xe hơi nhưng

chỉ để đi cuối tuần thôi, còn những ngày

trong tuần đi làm thì chủ yếu dùng tàu

điện. Tôi cũng chủ yếu đi tàu điện, mỗi

lần đi quay mình tính toán bố trí thời

gian đi lại sao cho hợp lí thì cũng ổn thôi.

Thời gian tôi ở Anh chưa lâu nhưng

cảm nhận là người Anh cũng đâu quá

lạnh lùng như những gì mọi người nghĩ.

Tôi tin là, chỉ cần mình chân thành, mở

lòng thì người khác cũng không hẹp hòi

gì. Ở đâu cũng thế, người Anh cũng

không khác. Chỉ cần hiểu mục đích của

mình, họ sẽ chẳng tiếc vài phút trả lời,

vài nụ cười, thậm chí còn muốn giữ bạn

lại chia sẻ nói chuyện lâu hơn khi gặp

đúng chủ đề tâm đắc. Những người

Anh tôi từng gặp, các chuyên gia tôi

từng phỏng vấn đều rất thân thiện, gần

gũi. Nhiều người thậm chí là những

người thầy tư vấn tuyệt vời mà tôi có thể

hỏi ý kiến khi gặp chủ đề nóng về tài

chính chẳng hạn.

Vương quốc Anh có những luật lệ

riêng biệt dành cho phóng viên nước

ngoài khi tác nghiệp hay không?

Nước Anh là nơi báo chí hoạt động

tự do, thậm chí không yêu cầu các cơ

quan báo chí nước ngoài đăng kí hoạt

động với Chính phủ. Nhưng như vậy

không có nghĩa là mình muốn đến đâu,

quay phim chỗ nào cũng được. Anh

cũng như nhiều nước phương Tây quy

định rất rõ ràng về khu vực riêng tư và

khu vực công cộng. Kể cả muốn quay ở

các điểm du lịch, các nhà ga tàu điện

hay sảnh bên ngoài các toà nhà văn

phòng cũng phải xin phép bộ phận an

ninh của các nơi đó. Tôi đã nhiều lần

gặp các trường hợp dở khóc dở cười, khi

đang chuẩn bị làm trực tiếp ở một nơi

công cộng, chỉ còn 2- 3 phút nữa là lên

sóng thì đột nhiên có nhân viên an ninh

xuất hiện, nói đây là khu vực riêng

không được quay phim, dù mình đang ở

giữa quảng trường và tìm mãi quanh đó

cũng không thấy cái biển đề khu vực

riêng nào. Chỉ cần để ý hơn để những

lần tác nghiệp sau không ở vị trí bị tuýt

còi (cười).

Những ấn tượng đầu tiên mà

Phương Huyền có được khi tác nghiệp ở

Vương quốc Anh là gì? Bạn có gặp

những cú “sốc văn hóa” khi sống trong

một nền văn hóa mới với rất nhiều luật lệ

mới phải làm quen, học hỏi?

“Sốc văn hoá” theo đúng nghĩa của

từ văn hoá thì tôi không gặp phải. Tôi

thích được ở giữa và cảm nhận một nền

văn hoá mới. Nhưng “sốc luật” thì có.

Thời gian đầu tôi gặp khá nhiều khó

khăn trong việc hoàn tất các thủ tục thuê

văn phòng, mở tài khoản ngân hàng,

mua sắm thiết bị vì mọi thứ quy định, luật

lệ đều khác ở Việt Nam. Ấn tượng khi

tác nghiệp thì nhiều lắm, nhưng ấn

tượng nhất có lẽ là con người ở đây. Tôi

thích nhất sự lịch thiệp, tôn trọng người

đối diện mà đôi khi bị cho là lạnh lùng

đó. Thêm một chi tiết nữa khiến tôi ấn

tượng đi kèm ngạc nhiên, đó là ở Anh

có những hệ thống quy trình hiện đại và

truyền thống vận hành song song với

nhau. Một xã hội hiện đại, chủ yếu sử

dụng thẻ thanh toán lại vẫn duy trì mọi

hoạt động liên lạc thông qua bưu điện.

Tôi ở London, đây là thành phố đa

sắc tộc, nhiều cộng đồng nhập cư. Ở

nhiều nơi khác trên nước Anh cũng vậy.

Có trung tâm tài chính nhân viên ngân

hàng đi lại tấp nập, nhưng lại có những

khu cảm giác như lạc vào một thành

phố ở châu Phi, hay Trung Đông nào

đó. Đến mỗi khu vực lại có những cảm

nhận khác nhau, có những câu chuyện

khác nhau.

Cảm ơn Phương Huyền!

Cẩm Hà

(Thực hiện)