62
VTV
Phía sau
Màn hình
Mới tổ chức hai mùa thi
nhưng
Không giới hạn -
Sasuke Việt Nam
đã ghi được
dấu ấn với đông đảo khán
giả truyền hình và nhiều bạn
bè quốc tế yêu thích vận
động. Nếu như mùa đầu tiên
của
Sasuke Việt Nam
không
có ai vượt được chặng 3 để
đến với đỉnh Midoriyama thì
trong mùa hai, sau một hành
trình dài tìm kiếm,
Sasuke
Việt Nam
đã tìm ra chiến binh
xuất sắc nhất chinh phục
đỉnh Midoriyama.
Chuyện sau ống kính
Không giới hạn - Sasuke Việt Nam
có kinh phí đầu tư lớn nhất từ trước đến
nay trong số các chương trình trò chơi
do Đài THVN tự sản xuất. Chi phí tính
riêng cho sân khấu, ánh sáng... năm
2016 mất gần 11 tỉ đồng với các thiết
bị dàn giáo được thuê trực tiếp từ Nhật
Bản. Các trò chơi tại
Sasuke Việt Nam
đều thiết kế, sản xuất dưới sự giám sát
và kiểm tra chặt chẽ của các chuyên gia
Nhật Bản. Cũng bởi các trò chơi của
Sasuke có khả năng gây ra chấn thương
nên điều người Nhật quan tâm nhất luôn
là sự an toàn. Năm nay, theo yêu cầu
của phía cung cấp bản quyền TBS Nhật
Bản,
Sasuke Việt Nam
phải nâng độ khó
của thử thách lên ngang tầm với Sasuke
gốc tại Nhật. Vị trí các thử thách trong
từng chặng được sắp xếp hợp lí tạo nên
niềm hứng thú cho các thí sinh tham gia.
Theo BTV Lê Ngọc - tổ chức sản xuất
của chương trình này, quá trình tuyển
sinh được chuẩn bị trước ngày ghi hình
tại Bình Dương khoảng 2 tháng. Vòng
sơ loại được diễn ra tại 4 tỉnh thành: Hà
Nội, Đà Nẵng, TPHCM, Bình Dương và
trong hai mùa tổ chức, mỗi tỉnh thành có
gần 1.000 người tham gia. Trong mùa
hai, ê kíp thực hiện đã rút ra được nhiều
bài học kinh nghiệm từ mùa một, nhất
là về cách thức tổ chức. Năm đầu tiên,
dù dự tính mỗi đêm ghi hình (diễn ra từ
18h hôm trước đến 3h sáng hôm sau)
có khoảng 50 thí sinh thi đấu, nhưng do
gặp trời mưa, thí sinh ở vòng 1 dồn vào
ngày còn lại rất đông. Năm thứ hai, ban
tổ chức đã tính toán để số lượng thí sinh
vào tham gia vòng 1 tại Bình Dương
hợp lí hơn.
Sasuke
là chương trình đòi hỏi một
sân khấu vô cùng phức tạp. Với diện
tích rộng 20.000m 2 nên tác nghiệp
về hình ảnh rất khó khăn. Những thử
thách liên hoàn tại
Sasuke
khiến các
quay phim rất vất vả trong quá trình tác
nghiệp. Một set game thường có 8 máy
quay chính (không tính máy mini HD)
để bắt được hình ảnh chơi của thí sinh.
Do tính chất thi đấu, không được chơi
lại nên các bộ phận, đặc biệt quay phim
phải làm việc hết công suất. Quay phim
Văn Tùng có lúc phụ trách 2 set game
nên chạy liên tục. Có thể nói, anh mới
là “thí sinh”
Sasuke
thực thụ vì một đêm
có bao nhiêu thí sinh thi, Văn Tùng phải
chạy từng ấy lần.
Sasuke được ghi hình hoàn toàn vào
ban đêm cũng bởi thời điểm ghi hình tại
Bình Dương rơi vào mùa hè nên các đạo
cụ bằng kim loại, các cọc sắt vô cùng
nóng, gây khó khăn trong quá trình thi
đấu. Lịch làm việc của cả ê kíp cũng bị
đảo lộn theo, khi nhà nhà đi ngủ thì họ
đi làm, khi người người đi làm thì họ
về ngủ. Thời gian ngủ của cả ê kíp suốt
Sasuke Việt Nam mùa 3
Sẽ khó như trò chơi gốc