51
hiểu thì mới làm chính xác được. Thông
qua
Khám phá 2016
, đội ngũ ê-kíp
thực hiện chương trình mong muốn
truyền tải đến khán giả những kiến
thức mới một cách dễ hiểu nhất từ kho
tàng kiến thức khoa học - công nghệ
chuyên sâu, về những công trình lớn
đã hoàn thành, đang thi công và những
công trình có giải pháp công nghệ đặc
biệt tại Việt Nam.
Vì sao ê kíp lựa chọn Nhà máy
thủy điện Hòa Bình - công trình thủy
điện hàng đầu của Việt Nam để mở
màn cho series
Khám phá 2016
?
Câu chuyện Sơn Tinh thể hiện mong
mỏi từ ngàn đời nay của người Việt
chúng ta là chinh phục dòng sông hung
dữ nhất đã thôi thúc chúng tôi. Có người
đã từng ví sông Đà như một con thủy
quái. Đó là truyền thuyết. Còn nhìn ở
góc độ khoa học, không nhiều quốc
gia trong khu vực Đông Nam Á có một
dòng sông hữu ích như sông Đà. Nếu
có thể chinh phục sự hung dữ của sông
Đà và biến sức mạnh
đó thành thủy điện,
lượng điện cung cấp
hàng năm từ con
sông này là rất lớn.
Vì vậy, việc chế ngự
được dòng sông Đà
khiến Thủy điện
Hòa Bình mang tầm
vóc công trình thế kỉ đầu tiên của Việt
Nam. Với ý nghĩa đặc biệt đó,
Khám
phá 2016
chọn Thủy điện Hòa Bình để
mở màn cho series chương trình nhằm
giúp khán giả khám phá thành quả
khổng lồ của chúng ta, khám phá vẻ
đẹp khoa học - công nghệ tiềm ẩn bên
trong công trình phức tạp bậc nhất thế
kỉ XX của Việt Nam này.
Vậy, điều khiến anh ấn tượng
nhất khi bắt đầu hành trình khám phá
công trình thế kỉ được mệnh danh là
chàng Sơn Tinh của thế
kỉ 20 này?
Đầu tiên, đó là con
đập đất đá khổng lồ chạy
theo đường vòng cung
dài 640m, cao 128m và
phía chân đập rộng 820m.
Lưng đập phải chịu toàn
bộ áp lực nước do chênh
lệch độ cao cột nước giữa
thượng lưu và hạ lưu. Toàn bộ phần thân
đập và các cánh van xả mặt, xả đáy có
nhiệm vụ ngăn dòng chảy tự nhiên của
sông Đà, tạo thành hồ chứa nước khổng
lồ, điều tiết lượng nước vào hồ và giữ an
toàn cho đập.
Thứ hai là toàn bộ công trình ngầm
của nhà máy giấu bên trong ngọn đồi
206. Nơi đây có một khu vực ít người
được lui tới, là
cửa nhận nước,
nơi mở đầu của
tuyến năng lượng.
Mặc dù, nhìn từ
phía thượng lưu,
khu vực cửa nhận
nước có vẻ đơn
giản nhưng ẩn sâu
dưới hàng chục mét nước là hệ thống
hầm đồ sộ. 8 đường hầm có đường kính
tới 10m dẫn nước từ cao độ... Toàn bộ
hầm công tác, hầm gian máy, gần 20km
đường hầm chằng chịt phía dưới ngọn
đồi 206 là một kì tích thời bấy giờ, chỉ
với những cỗ máy khá thô sơ nhưng
chúng ta đã làm được một hệ thống hầm
ngầm cho tới giờ vẫn được xem là phức
tạp bậc nhất.
Người ta thường nói, trong mỗi
công trình vĩ đại đều ẩn chứa một bí
mật nào đó. Anh có nghĩ Thủy điện
Hòa Bình cũng có một bí mật nào
đó không?
Có chứ, nhưng đó là một bí mật
không cần che giấu. Công trình thủy
điện Hoà Bình trên sông Đà giữ một vị
trí rất quan trọng đối với sự phát triển
nền kinh tế quốc dân của nước ta. Là
công trình thủy điện nhưng nhiệm vụ
đầu tiên phải kể đến đó là “bẻ lái’ dòng
sông Đà, chế ngự lũ lụt. Chỉ từ khi đập
thủy điện Hòa Bình chính thức được
vận hành thì câu chuyện về lũ lụt ở đồng
bằng Sông Hồng mới được giải quyết.
Nếu như trước đây, mỗi năm người dân
nơi đây ít nhiều phải vài lần đi sơ tán vì
nước lũ thì trong nhiều năm trở lại đây,
cuộc sống sinh hoạt đã ổn hơn rất nhiều.
Không chỉ thực hiện nhiệm vụ chống lũ,
hàng năm, Hồ Thủy điện Hòa Bình còn
đảm bảo chống hạn cho đồng bằng Bắc
Bộ với gần 834.000 ha đất nông nghiệp
vụ đông xuân, mùa vụ lớn nhất ở miền
Bắc trong chiến lược quốc gia về an
ninh lương thực.
Với một hệ thống phức tạp bao gồm
đập ngăn nước, đập tràn xả lũ, cửa nhận
nước, tổ máy, tất cả được vận hành một
cách nhịp nhàng đồng bộ, 8 tổ máy của
Thủy điện Hòa bình đã sản xuất được
200 tỉ kw điện trong 28 năm hoạt động.
Bên cạnh việc trị thủy, ngăn chặn thảm
họa thiên tai, đem lại lợi ích kinh tế cho
lĩnh vực nông nghiệp, sự ra đời của Nhà
máy Thủy điện Hòa Bình lúc bấy giờ
đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu và
đặc biệt quan trọng về điện năng cung
cấp kịp thời cho sự phát triển xã hội. Và
hôm nay đây, công trình nhà máy Thủy
điện Hòa Bình vẫn xứng đáng là “chàng
Sơn Tinh dũng mãnh” của thế kỉ 20.
Cảm ơn anh!
Yến Trang
(Thực hiện)
Series chương trình Khám phá
2016 - Khám phá những công trình
lớn của Việt Nam phát sóng lúc
21h30 Chủ nhật hàng tuần trên
kênh VTV2.
Thủy điện Hòa Bình
Đồ họa công trình ngầm