47
thời khói lửa. Nhiều cựu binh đã từng
tham chiến ở Việt Nam và bị hội chứng
chiến tranh đã không thể kìm nén cảm
xúc khi gặp lại những “chứng tích”
mà mình đã từng gây tội ác, nhiều khi
không chịu trả lời phỏng vấn, còn
Laurie thì sao, ông có phản ứng gì đặc
biệt không?
Nếu quay ngược cách đây 7 năm thì
Laurie không bao giờ nghĩ là có ngày
mình sẽ trở lại Việt Nam, vì nơi đây
vẫn còn những kí ức đau buồn mà ông
không thể xoá hết. Trong hàng chục
năm trời, chứng rối loạn căng thẳng hậu
chấn thương tâm lí (PTSD) đã dày vò
ông, khiến ông mất ăn mất ngủ và mất
cả hạnh phúc gia đình. Thế nhưng, cũng
giống như khi bị mất một chân, nếu ông
không tự mình đứng lên thì sẽ không
bao giờ có thể tự đi lại được, Laurie đã
quyết tâm đối diện với nỗi sợ hãi đó và
trở lại dải đất hình chữ S. Ông có chia
sẻ rằng, thêm một điều thôi thúc ông là
do Việt Nam có cảnh đẹp tuyệt vời, rất
phù hợp với việc đạp xe đường dài. Từ
đó, mỗi năm hai lần, ông lại tự mình
có những chuyến đạp xe khắp các tỉnh
thành của Việt Nam, từ miền núi đến
đồng bằng, từ ven biển lên cao nguyên.
Người Việt Nam đón nhận ông bằng sự
chân thành và cởi mở. Ngược lại, ông
cũng chia sẻ những suy nghĩ của mình
với họ rằng, nếu được làm lại, có lẽ ông
sẽ không bao giờ tham gia chiến tranh
để phá vỡ sự hiền hoà và yên bình của
mảnh đất này. Có lẽ vì thế mà khi trò
chuyện với ông tại Bảo tàng Chứng
tích chiến tranh, nỗi ám ảnh đã có phần
nguôi ngoai. Nhưng, giọng ông vẫn
trùng xuống khi nhắc về hình ảnh một
nữ bác sĩ Việt Cộng có mái tóc dài rất
đẹp đã hi sinh trong một trận càn. Chính
vì thế, trong hành trình đặc biệt này,
ông đã ghé thăm bệnh xá Đặng Thuỳ
Trâm, nơi gắn với tên tuổi người bác sĩ
với cuốn nhật kí nổi tiếng
Đêm qua tôi
mơ thấy hoà bình
, rất gần với hình ảnh
người nữ bác sĩ mà ông đã bắt gặp. Ông
chia sẻ sự xúc động của mình khi nghe
câu chuyện về chị Trâm, cũng như thấy
đồng cảm với suy nghĩ của chị: “Không
cần tưới lên mảnh đất ấy những giọt lệ
xót thương đâu. Hoa thơm phải được
tưới bằng nước mát trong lành”
.
Đặc
biệt, khi được trở lại chiến trường Núi
Đất và gặp gỡ các cựu chiến binh Việt
Nam, những vết thương năm xưa như
được khô miệng. Laurie tâm sự rằng,
ông như đóng lại được chương cuối
cùng trong cuốn sách về hàng chục năm
dằn vặt vì tội ác chiến tranh.
Theo chân Laurie khắp các cung
đường Việt Nam rồi tổ chức ghi hình
tại thành phố Hồ Chí Minh, chắc hẳn
đây là một trong những chương trình
được thực hiện công phu và mất nhiều
thời gian nhất?
Để chuẩn bị cho việc Laurie có thể
tự mình ghi lại được những chi tiết thú
vị dọc đường đi, chúng tôi đã có một
buổi “tập huấn” rất nhanh trước khi ông
lên đường để Laurie có thể dùng thiết
bị quay GoPro, từ cách đặt máy đến thu
tiếng, sao cho bắt được những khoảnh
khắc tốt nhất. Ông bất đắc dĩ trở thành
một “phóng viên” của chúng tôi khi
cũng khám phá những địa điểm đẹp, dẫn
hiện trường và nói chuyện với những
người dân. Ngoài ra, để có những hình
ảnh đẹp về hành trình của Laurie, chúng
tôi đã dùng cả flycam để ghi lại ở những
địa điểm đẹp của Việt Nam như cánh
đồng quê miền Bắc, đèo Hải Vân hay
là con đường dọc dải cát trắng Mũi Né.
Chúng tôi muốn làm sao để hành trình
của Laurie sẽ đúng như mong muốn của
ông: quảng bá hình ảnh đẹp tuyệt vời
của Việt Nam tới bạn bè quốc tế.
Laurie đã có một hành trình phi
thường, đạp xe qua 6 quốc gia với
mong muốn giúp hàn gắn vết thương
chiến tranh, và đây là một thông điệp
hết sức nhân văn, một câu chuyện đẹp
đã lên sóng
Talk Vietnam.
Sắp tới đây,
chương trình sẽ tiếp tục có những
nhân vật đặc biệt nào lên sóng?
Trong những số tiếp theo của
Talk
Vietnam,
chúng tôi sẽ kể cho quý vị rất
nhiều câu chuyện thú vị khác về hành
trình của một người Mỹ khắp Việt Nam
hơn một thập kỉ qua để tìm hiểu về kĩ
thuật đóng thuyền truyền thống của
người Việt, hay hành trình trở về của
một cô ca sĩ nổi tiếng Thuỵ Điển tìm về
mẹ ruột và người em gái sinh đôi của
mình ở quê nhà Việt Nam. Mời quý vị
đón xem.
Cảm ơn Hoàng Linh.
Ngọc Mai
(Thực hiện)
Gặp gỡ các cựu chiến binh Việt Nam tại chiến trường xưa
Cựu binh Laurie và tổ chức
SX chương trình Hoàng Linh
Hậu trường ghi hình