Trở lại với những miền đất
đã ghi dấu trong thơ ca
Trong những năm kháng chiến chống
Mỹ, rất nhiều tác phẩm thi ca viết về
vùng đất, con người đã được các nhạc
sĩ, nhà thơ sáng tác và phổ biến. Nhiều
tác phẩm trở nên nổi tiếng, đi vào lòng
người, thấm đẫm chất thơ và trở thành
biểu tượng hào hùng. Nếu
Chiếc gậy
Trường Sơn
của nhạc sĩ Phạm Tuyên -
một ca khúc viết về làng Đào Xá (Hà Tây
cũ) đã vượt lên trên tất cả, trở thành
điểm tựa tinh thần nâng bước quân
hành của hàng triệu chiến sĩ “xẻ dọc
Trường Sơn đi cứu nước” thì
Quảng Bình
quê ta ơi!
của nhạc sĩ Hoàng Vân là
niềm tự hào vô bờ bến của người dân
nơi địa đầu tuyến lửa… Và nhiều tác
phẩm nữa đã lay động hàng triệu con
tim, trở thành biểu tượng bất khuất của
những vùng đất anh hùng trong cuộc
chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
Ý tưởng về việc làm phim tài liệu lấy
cảm hứng từ các tác phẩm âm nhạc gắn
với những sự kiện lớn của đất nước
không phải mới mẻ nhưng để thực hiện
nó thành series kí sự tài liệu có tầm vóc
như
Còn mãi với thời gian
thì đây là lần
đầu tiên. Những sự kiện, con người,
chiến công có thật đã tạo nên niềm cảm
hứng đặc biệt cho các nhà làm phim.
Men theo những tác phẩm thi ca bất hủ
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, những người làm phim kể lại câu
chuyện lịch sử bằng hình ảnh, để từ đó
khám phá sự đổi thay của những vùng
đất, con người đã đi vào thi ca trong
cuộc sống mới hôm nay.
Những tác giả còn sống được mời là
người dẫn dắt câu chuyện. Những
trường hợp tác giả đã mất, hoặc điều
kiện khách quan không gặp được thì
ê kíp thực hiện sẽ mời ca sĩ thể hiện thành
công nhất, hoặc những nhân vật liên
quan đặc biệt tới tác phẩm và tác giả
tham gia.
Còn mãi với thời gian
gồm 15
tập với 15 câu chuyện cảm động đã đi
vào âm nhạc...
Câu chuyện về những “tượng đài”
của âm nhạc cách mạng
Những hình ảnh xưa cũ đầy cảm
động được nhắc đến trong các ca khúc
chính là tiền đề để các nhà làm phim trở
lại và khám phá những đổi thay quan
trọng của làng quê. Những câu hát hào
hùng trong
Chiếc gậy Trường Sơn
ngày
nào đã theo chân bao người lính trên
đường hành quân ra trận và âm ỷ cháy
trong lòng người dân yêu nước. Lời
ca quen thuộc như vậy nhưng không
phải ai cũng biết được câu chuyện đã
làm nên biểu tượng của tinh thần kiên
cường sắt đá đó. “Hãy đi, chiến đấu và
chiến thắng như Thánh Gióng” - câu nói
vang lên từ làng dệt Hòa Xá (huyện Ứng
Hòa, tỉnh Hà Tây cũ). Cũng từ đó, ngày
hội giao quân hàng năm của Hòa Xá có
Men theo những tác phẩm thi ca bất hủ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những người làm PTL
Còn mãi với thời gian
(Phim phát sóng từ cuối tháng 5 trên kênh VTV1) kể lại câu chuyện về những vùng đất
và con người đã đi vào thi ca. 40 năm đã trôi qua kể từ ngày chiến tranh kết thúc, những vùng đất và con người
nơi ấy đã đổi thay như thế nào trong cuộc sống mới hôm nay?
Cùng âm nhạc cách mạng
ngược dòng lịch sử
Nhạc sĩ Phạm Tuyên
Các nữ thanh niên xung phong với ca khúc "Cô gái mở đường"
56
-
Truyền hình
P
hía sau màn hình