87
nượp xếp hàng, nhích từng bước một
để được chiêm bái ngôi chùa độc đáo
này. Chắc hẳn có người đến vì hiếu kì
muốn mục sở thị một ngôi chùa được
dát vàng tất tật cả cột kèo, lan can, đèn
hoa trang trí suốt hai tầng với cả con
phượng hoàng khổng lồ bằng vàng ròng
trên nóc. Và, nhiều người đến để chiêm
ngưỡng tòa lâu đài của niềm tin tôn
giáo, của tình yêu di sản và trân quý các
giá trị văn hóa lịch sử truyền thống của
người Nhật... Cũng như chúng tôi, tất cả
đều sững sờ trước ngôi chùa vàng óng
ánh, nổi bật trong không gian vô cùng
trong lành, thuần khiết. Nét đặc trưng
nhất về sự tinh xảo và cầu kì của ngôi
chùa vàng Kinkakuji chính là một địa
thế rất ấn tượng giữa những tán xanh
của cây lá và ánh sáng tinh khiết phản
chiếu của hồ nước tĩnh lặng. Sự hài
hòa của ngôi chùa cùng với bóng nước
hư thực làm nên một Kinkakuji huyền
ảo. Du khách cũng như thấy mình đang
lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Vàng
nguyên chất ánh lên rực rỡ, xung quanh
là hệ thống cây cảnh, chim chóc được
chăm sóc cầu kì. Cây tùng cổ ở sân
chùa đẹp và quý đến mức được định
giá nhiều triệu đô la.
Không giống những ngôi chùa ở
khắp nơi trên thế giới, du khách và Phật
tử được vào chiêm bái, lạy Phật ngay
trước Tam bảo, đến thăm chùa Vàng,
tất cả chỉ có thể chiêm bái từ xa. Tầng
đầu tiên của Kinkakuji được xây dựng
theo phong cách Shinden sử dụng
cho các tòa nhà cung điện trong thời
kì Heian với trụ cột làm bằng gỗ tự
nhiên, tường thạch cao màu trắng tạo
nên sự tương phản nhưng lại làm nên
nét hài hòa cho 2 tầng trên được dát
vàng. Tượng Phật Shaka và
Yoshimitsu được lưu trữ ở tầng đầu
tiên. Mặc dù du khách không được
chiêm ngưỡng gần những bức tượng
này nhưng có thể xem với khoảng
cách xa khi đứng trên bờ bên kia của
hồ nước. Các cửa sổ phía trước của
tầng đầu tiên luôn được mở.
Tầng thứ hai là Choondo hoặc còn
được gọi là Hội trường Sóng ngầm đã
được dựng lên theo phong cách Buke-
zukuri, được sử dụng chủ yếu để tổ
chức các cuộc họp quan trọng với các
chức sắc và bây giờ được sắp
đặt mang hình ảnh của
Kannon. Tầng thứ hai được
xây dựng theo phong cách
Bukke được sử dụng làm nhà
ở của samurai, bên ngoài
được bao phủ hoàn toàn bằng
những lá vàng mỏng. Bên
trong là Bồ Tát Kannon, bao
quanh bởi các bức tượng của
4 vị vua trên thiên đình, tuy
nhiên, những bức tượng này
cũng không cho khách du lịch
thăm quan. Cuối cùng, tầng thứ ba
được gọi là Kukkyôchô. Với các cửa
sổ trên cùng và cửa sổ tròn, nó được
trang trí khá đa dạng và phong phú,
mang phong cách kiến trúc của các
đền thờ Thiền Trung Quốc. Tướng
quân Shogun đã sử dụng như là địa
điểm tổ chức lễ chay cũng như các
cuộc họp không chính thức. Trên đỉnh
mái là một con phượng hoàng được
đúc bằng vàng đang tung cánh vô
cùng sinh động (cũng là biểu tượng
của vị tướng quân Yoshimitsu
Ashikaga).
Chúng tôi đi bộ dọc theo khu vườn
phong cách Nhật Bản với thác nước
hùng vĩ, suối nước khoáng và các trụ đá
thường thấy ở các thánh tích Phật giáo.
Khung cảnh thần tiên với các loài hạc
trắng, chim trời, chim nước thơ thẩn đi
lại, bay lượn, tung cánh rẽ nước hoặc
trầm ngâm như các nhà hiền triết; núi
non trùng điệp và các loại bon-sai kì thú
trùm phủ quanh không gian cổ kính…
NGỌC MAI
Hai mùa đẹp nhất trong năm để ghé thăm chùa
Vàng là mùa Xuân và mùa Thu. Mùa Xuân với
nhiệt độ lí tưởng chừng hơn 100C, mùa mà những
bông hoa anh đào bắt đầu nở trên các rặng núi,
cùng nhiều lễ hội đặc sắc được diễn ra. Mùa Thu,
mùa của lá phong đỏ hay lá vàng, từng rặng
phong đỏ rực như màu hoàng hôn đã làm cho
chùa trở nên đẹp tuyệt. Dù khi trời trong, nắng
vàng hay khi mùa đông tuyết rơi man mác, lúc
mùa thu lá vàng lá đỏ thì chùa Vàng vẫn nườm
nượp bước chân người chiêm bái.
Đông đảo du khách đến chiêm bái chùa Vàng
Du khách đi thăm chùa trong trang phục Kimono
Du khách không được bước chân
vào khuôn viên chùa