7
những bác vui vẻ nghe điện
thọai và bảo: “Ừ, mai đón
bác đến trường quay nhé!
Bác sẽ mượn bộ quân phục
mới cho vừa chứ bụng bác
giờ to quá”. Nhưng sáng
hôm sau khi chúng tôi đến
đón, bác đã ở trong bệnh
viện rồi. Có những bác chỉ
tỉnh táo và nhớ kí ức trong 30
phút, sau đó bắt đầu lẫn,
khóc... Cũng có người kí ức
như cái đĩa than bị vấp, bác
trả lời mọi câu hỏi bằng một
câu trả lời duy nhất, cứ đến
đoạn nhất định là bác lặp lại
từ đầu. Hoặc khi phỏng vấn nhà sử học
Larry Berman - người viết về nhà tình
báo huyền thoại Phạm Xuân Ẩn hay
cựu chiến binh Thủy quân lục chiến
Judd Kinne - người trực tiếp chiến đấu
ở chiến trường Khe Sanh, chúng tôi
phải chọn hình thức thực hiện qua
video call.
Chính xác thì chúng tôi phỏng vấn
tổng cộng 98 người, trong đó sử dụng
vào phim phần trả lời của 65 nhân vật.
Có trường hợp, để tiếp cận với con trai
của cố Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp,
người đang lưu giữ hơn 30 cuốn sổ
công tác của ông từ những ngày đầu
tiên ông vào Mặt trận B3 Tây Nguyên
cho đến năm 1975, tôi đã phải nhờ
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước thuyết
phục nhiều ngày. Hay với phóng viên
chiến trường nổi tiếng người Nhật Bản
Ishikawa Bunyo, ông năm nay đã 83
tuổi, là một người yêu Việt Nam tha thiết.
Tôi may mắn có được sự giúp đỡ của
chị Huỳnh Ngọc Vân (nguyên Giám đốc
Bảo tàng chứng tích chiến tranhTPHCM)
giúp kết nối với ông Ishikawa Bunyo.
Ông đã nhận lời sang Việt Nam, mang
theo cuốn sách ảnh đồ sộ Chiến tranh
giải phóng Việt Nam. Một cuộc gặp mà
tôi không dám tin mình có được.
Bản thân chị ấn tượng với
nhân vật nào nhất?
Tôi khâm phục và kính nể tất cả
những nhân chứng mà tôi đã phỏng
vấn. Họ nói về một cuộc chiến khốc
liệt, mất mát, về đồng đội đã mất, sự
đấu trí hay xa cách, về những nhiệm
vụ cảm tử… với vẻ bình thản nhất. Khi
trả lời câu hỏi “Ông đã viết gì cho con
trai mình trong tờ giấy pơ-luya ấy?”,
Thượng tướng Phạm Thanh Ngân,
nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
QĐNDVN trả lời nhẹ nhàng: “Tôi
viết ngắn gọn thôi, đại khái dặn
con học cho tốt và sau này chiến
đấu bảo vệ Tổ quốc chứ chẳng
cao xa gì cả. Chiến tranh thì bao
nhiêu người cha hi sinh, mình là
một trong số những người đó
chứ có gì đặc biệt đâu”. Tôi nghĩ
mãi về câu trả lời ấy. Có thể bạn
cũng nghĩ vậy khi xem tập 3 của
phim, về nhiệm vụ cảm tử chưa
từng được kể của Không quân
Việt Nam trong giai đoạn
1967 - 1968.
Trong bộ phim tài liệu
lịch sử này, ekip đã sử dụng
những phương pháp, kĩ xảo, đồ họa
gì để tái hiện những câu chuyện, sự
kiện trong quá khứ?
Chúng tôi phải viện đến rất nhiều
cách thức để tái hiện quá khứ, trong
đó, tranh vẽ và đồ họa hỗ trợ đến 60%.
Nhiều họa sĩ đã tham gia kí họa chân
dung các nhân vật lịch sử xuất hiện
trong chương trình. Họa sĩ nhỏ tuổi
nhất mới 13 tuổi. Chúng tôi và các họa
sĩ thể hiện bàn bạc sẽ in các bức kí
họa trong 5 tập phim lên một chất liệu
phù hợp (có thể là áo, túi, đồ mĩ
nghệ…) để bán đấu giá lấy tiền ủng hộ
cho các cựu chiến binh Việt Nam.
Nhưng đó là chuyện sau này, khi phim
đã lên sóng.
Trân trọng cảm ơn đạo diễn!
THU HIỀN
(Thực hiện)
Một trong những hồ sơ tư liệu
quý về Điện Biên Phủ
Một trong 30 cuốn sổ công tác của
cố Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp
(bí danh Đặng Hùng), Chính ủy
chiến dịch Tây Nguyên
DOP Lê Phúc chỉnh sửa tóc cho
Trung tướng Phạm Tuân trước khi ghi hình
Ông Xuân Mai, Nguyên Tổng biên tập
báo Phòng không không quân, người
tham gia cả hai thời kỳ chống Pháp và
chống Mỹ