Table of Contents Table of Contents
Previous Page  59 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 59 / 92 Next Page
Page Background

59

từ phòng nghiên cứu mang tới các

bệnh viện. Ngoài ra, viện cũng nghiên

cứu và ứng dụng các phương pháp trị

liệu và chẩn đoán tốt nhất để giúp cải

thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống

và tạo ra giá trị sống cho các bệnh

nhân mắc những bệnh lí có sự phát

triển âm thầm, lây lan trong cơ thể, sau

đó khiến cơ thể suy kiệt, ví dụ như ung

thư chẳng hạn. Các nghiên cứu chính

mà Viện này đã và đang thực hiện

trong nhiều năm qua đó là Digital

Health (Y tế số) và Big Data for Health

(Lập dữ liệu lớn trong y tế).

Việc nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo

trong điều trị ung thư được Viện

nghiên cứu y tế Berlin tiến hành tại

Heidelberg - Trung tâm ung thư toàn

diện đầu tiên tại Đức. Trong giai đoạn

từ tháng 3/2013 đến tháng 12/2014,

đã có 246 bệnh nhân được áp dụng

điều trị và tỉ lệ thành công là 56%. Chi

phí điều trị cho bệnh nhân là 3.000

Euro, thấp hơn rất nhiều so với các

biện pháp truyền thống khác.

Một trong những nội dung thú

vị trong khuôn khổ của chương

trình là tham quan các bảo tàng lịch

sử tự nhiên và bảo tàng Futurium -

nơi đưa ra những dự đoán về cuộc

sống và công nghệ trong tương lai.

Quang Huy cũng đã quay và dựng

bằng điện thoại 2 clip số về những

địa điểm này trên fanpage

VTV2

Chất lượng cuộc sống

với gần 100

nghìn lượt xem. Hẳn còn rất nhiều

điều hấp dẫn bạn chưa chia sẻ?

Trong 2 clip mà khán giả có thể

theo dõi tại fanpage

VTV2 Chất lượng

cuộc sống

, các bạn có thể thấy được

những giá trị đặc biệt của bảo tàng lịch

sử tự nhiên, đó là bộ xương khủng

long cổ dài cao nhất thế giới được

trưng bày và các dự đoán về cuộc

sống tương lai dựa trên những nghiên

cứu của các nhà khoa học. Đằng sau

những điều thú vị đó còn là mối liên

kết giữa các bảo tàng này và các viện

nghiên cứu khoa học tại Đức. Ví dụ

như Bảo tàng lịch sử tự nhiên là một

phần của Viện nghiên cứu Leibniz và

trường Đại học Humboldt Berlin. Còn

bảo tàng Futurium thì có các đối tác là

Bộ Giáo dục và Nghiên cứu, các viện

nghiên cứu hàng đầu của Đức như:

Fraunhofer, Max Planck… Điều này

có nghĩa rằng bảo tàng không chỉ đơn

thuần là nơi trưng bày, mà đó còn là

một thành phần trong hệ sinh thái

nghiên cứu và ứng dụng tại CHLB

Đức nữa.

Là nhà báo hoạt động ở lĩnh

vực y tế lâu năm, chắc hẳn những

nội dung lĩnh hội được từ các hội

thảo khoa học này thực sự bổ ích

với công việc chuyên môn của

Quang Huy?

Đúng là như vậy. Việc trực tiếp

được tham gia các hội thảo khoa học

mang tầm quốc tế, trong đó cập nhật

những tiến bộ mới nhất về y học là cơ

hội rất quý báu để tôi nâng cao kiến

thức nền trong lĩnh vực y học - chủ đề

mà mình đang thực hiện các chương

trình truyền hình. Ngoài ra, là dịp để tôi

biết được những vấn đề y tế nào mà

các nhà khoa học trên thế giới đang

quan tâm, có thể kể đến việc nghiên

cứu và ứng dụng hiệu quả công nghệ

4.0 trong điều trị căn bệnh ung thư, y

tế số đang thay đổi cách điều trị bệnh

ra sao hoặc phương pháp điều trị

bệnh lí trầm cảm -

kẻ sát thủ

của thời

hiện đại. Từ đó soi rọi vào thực tế ở

trong nước. Ngành Y tế Việt Nam cũng

đang tăng cường ứng dụng kĩ thuật

cao trong khám và chữa bệnh, nhằm

bắt kịp trình độ y khoa với các nước

trong khu vực và thế giới, đồng thời

nhằm phục vụ sức khỏe cho người

dân một cách tốt nhất. Các bệnh viện

đã đầu tư, ứng dụng các trang, thiết bị,

kĩ thuật công nghệ cao như: phẫu

thuật nội soi, ứng dụng công nghệ

laser vào y học, ứng dụng robot trong

phẫu thuật đến các kỹ thuật vi phẫu tạo

hình... Đó sẽ là những chủ đề mà tôi sẽ

khai thác sâu hơn trong các chương

trình truyền hình của mình thời gian

sắp tới.

Cảm ơn Quang Huy!

NGỌC MAI

(Thực hiện)

Hội thảo khoa học

Tham quan mô hình ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế

Đoàn nhà báo tại Bộ Giáo dục và

Nghiên cứu Đức