13
theo tình huống. Kết thúc tình huống,
chương trình sẽ phỏng vấn mẹ về từng
chi tiết đã xảy ra. Ngoài ra còn có màn
hỏi đáp nhanh tại phòng khách gia
đình. Bố sẽ trả lời năm câu hỏi mà
chương trình đưa ra dưới dạng clip
được thực hiện riêng với em bé và mẹ.
Nội dung câu hỏi xoay quanh về sở
thích, nhu cầu, sinh hoạt hàng ngày
của bé.
NHỮNG TÌNH HUỐNG
KHÔNG CÓ TRÊN SÓNG
Trong xã hội hiện đại, các ông bố
bà mẹ trẻ luôn muốn lưu lại những
khoảnh khắc ngộ nghĩnh của con cái vì
một khi đã qua thì sẽ ko bao giờ quay
lại, các con chỉ lớn lên một lần. Vì vậy
ekip cũng mong muốn sẽ có chương
trình giúp bố mẹ ghi lại những khoảnh
khắc đó. Bản thân những người trong
ekip làm chương trình đều có con nhỏ
trong độ tuổi từ 0 - 6 nên mong muốn
được sản xuất chương trình dành cho
đối tượng khán giả và cũng là cho
mình.
Là chương trình truyền hình thực
tế, lại tiếp cận với đối tượng khá đặc
thù là gia đình có con nhỏ, nên ekip
thực hiện gặp khá nhiều khó khăn
trong việc tìm kiếm nhân vật tham gia.
Ban đầu chương trình định chọn gia
đình người nổi tiếng để tạo sức hấp
dẫn thì gia đình họ khá “bình yên” với
việc nuôi dạy con cái nên không lột tả
được tính chất “cuộc chiến” mà ekip
đang kì vọng. Vì vậy chương trình đã
chuyển sang đối tượng là nhân vật
bình thường, có xung đột trong gia
đình, nhưng hầu hết họ lại không muốn
tham gia. Vì bố là “chiến binh” của
chương trình nên các biên tập viên chủ
yếu liên hệ và thuyết phục mẹ để mẹ
“làm việc” với bố. BTV Linda cho biết:
“Rất may là sau khi số đầu tiên được
phát sóng, việc mời nhân vật trở nên
dễ dàng hơn và thậm chí đã có gia
đình tự đăng kí tham gia”.
Nhưng có lẽ, đó vẫn chưa phải là
trở ngại lớn nhất của những người làm
chương trình này. Khi quay một
chương trình có trẻ em tham gia thì
luôn phải đảm bảo những nguyên tắc
như: thời gian phải chính xác, không
ghi hình xuyên trưa, không quay tối
muộn, không làm đi làm lại nhiều lần.
Mặc dù tất cả tình huống kịch bản đặt
ra đều dựa trên tính cách và phản ứng
hàng ngày của các con nhưng lúc ghi
hình, có thêm nhiều người khác nên
nhiều bé sẽ có những phản ứng khác
với ngày thường. Có thể sẽ ngoan
ngoãn nghe lời khiến thử thách dành
cho bố mẹ trở nên quá dễ dàng, hoặc
khóc lóc không hợp tác và không thể
ghi hình được. Chẳng hạn như gia
đình trong số đầu tiên có em bé 9
tháng trong độ tuổi ăn dặm. Sát đến
ngày ghi hình, mọi thứ đã được sắp
xếp hoàn chỉnh thì em bé bị ốm (viêm
tiểu phế quản và viêm tai giữa, sốt và
quấy) tối trước hôm ghi hình, bé vẫn
sốt, cả gia đình và ekip đều rất lo lắng.
Một mặt vẫn thuyết phục gia đình, một
mặt cũng rất lo lắng cho sức khỏe của
bé. Rất may, đến hôm ghi hình, bé lại
rất ngoan, rất hợp tác nên hóa ra thử
thách dành cho bố (vừa trông con vừa
nấu cơm và cho con ăn) diễn ra rất
nhẹ nhàng và êm đềm.
Sau khi thực hiện những số đầu
tiên, ekip nhận ra rằng “cuộc chiến” có
thể là vẻ bên ngoài với bộn bề nhà
cửa, con cái, nhưng “cuộc chiến” cũng
là bên trong khi những người làm bố
mẹ nghi ngờ và “chiến đấu” với niềm
tin của mình về các cách nuôi dạy con,
chăm sóc con khi con ốm... Nhưng dù
thế nào thì con cái cũng là tất cả, tình
yêu là động lực lớn nhất để bố mẹ
vượt qua được những cuộc chiến đó.
THU HUỆ
Ảnh:
Chương trình cung cấp