Table of Contents Table of Contents
Previous Page  25 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 25 / 92 Next Page
Page Background

25

là nhiều hay ít thôi” nhưng không vì thế

mà dựng một vở diễn hời hợt, qua loa.

Trong khoảng hai tiếng đồng hồ không

nghỉ giải lao, khán giả luôn bị cuốn hút

theo các lớp, cảnh xuất thần của các

nghệ sĩ. Qua bàn tay của đạo diễn Lê

Việt, những phần múa, vũ đạo mang

đậm tính duy mĩ dàn dựng công phu, tỉ

mỉ để làm nổi bật tính cách nhân vật,

tình tiết kịch tính. Dù tuổi đời không còn

quá trẻ nhưng ngọn lửa nghệ thuật vẫn

cháy bỏng bên trong Chí Linh, Kim

Ngân, Tấn Beo, Chấn Cường, Bảo Trí,

Gia Bảo…, thể hiện qua từng câu ca

ngọt lịm cũng như những phần vũ đạo

đẹp mắt.

Vai diễn Đặng Thị Huệ của Kim Ngân

đã khẳng định một bước tiến dài trong

nghệ thuật, Kim Ngân chinh phục người

xem bằng đài từ rõ ràng, ca diễn đầy nội

tâm và biến đổi phong phú. Chị đã chứng

minh khả năng “con nhà nòi” cải lương

của cố nghệ sĩ Kim Ngọc và nghệ sĩ

Hoàng Long. Trong lớp diễn cuối, một

Tuyên Phi buông tay quyền lực và đam

mê, chỉ còn lại nỗi cô đơn thống khổ bị

đọa đày trước Trịnh Tông và Thái Hậu,

Kim Ngân đã lột tả được nỗi đau này và

đi vào cõi chết với người yêu thương.

Điểm đáng khen của của vở diễn là

tinh thần làm việc nghiêm túc của các

nghệ sĩ. Ngay từ đêm diễn đầu tiên,

các nghệ sĩ đã có tuổi đều thuộc lời

thoại, lời ca vọng cổ trơn tru. Khán

phòng không hề vang lên tiếng nhắc

tuồng khiến khán giả khó chịu như tình

trạng ở một số sân khấu cải lương.

GÓC NHÌN MỚI VỀ LỊCH SỬ

NSƯT Hoa Hạ đã xây dựng kịch

bản dựa trên sự tham khảo tư liệu lịch

sử về thời Chúa Trịnh Sâm và tiểu

thuyết

Tuyên phi Đặng Thị Huệ

của nhà

văn Ngô Văn Phú. Với mong muốn gửi

đến công chúng những câu chuyện

hay, trang sử đẹp của dân tộc

Việt Nam, chị đã chuẩn bị tâm lí sẵn

sàng đón nhận lời khen chê, góp ý để

hoàn thiện hơn.

Trong lịch sử, Tuyên Phi mang tiếng

là tư thông cùng Quận Huy sau khi

Chúa mất nhưng trong

Đam mê và

quyền lực,

đạo diễn Hoa Hạ đã có góc

nhìn khác. Cả đời Tuyên Phi chỉ yêu

thương và tôn thờ một người đàn ông

duy nhất là Trịnh Sâm. Khi Chúa mệt

mỏi vì việc nước, bà luôn ở cạnh bên

chia sẻ nỗi niềm. Mối quan hệ giữa bà

và Quận Huy luôn giữ vẹn đạo nghĩa và

trân trọng ân tình.

Soạn giả Hoàng Song Việt nhận

định, dựng vở về đề tài lịch sử bằng

danh nghĩa của một sân khấu tư nhân là

một sự dũng cảm. Việc nhìn những sự

kiện, nhân vật lịch sử theo một góc nhìn

mới mẻ nhưng vẫn giữ nguyên tên nhân

vật theo sử kí là một điều khá mạo hiểm

và ẩn chứa nhiều rủi ro. Vì thế, ngoài mối

lo về chuyện hậu cần cho vở diễn thì

ekip còn hồi hộp trong ngày phúc khảo.

Khi kịch bản được cấp phép trình diễn,

mọi người đều vỡ òa sung sướng. Với

những góc nhìn không cảm tính, không

cực đoan và không hời hợt…, vở diễn

Đam mê và quyền lực

thành công trọn

vẹn về mặt nội dung và nghệ thuật.

Cũng như

Thái hậu Dương Vân

Nga,

vở

Đam mê và quyền lực

đã tạo

được cảm xúc thăng hoa cho cả nghệ sĩ

lẫn người xem khi nhìn lịch sử theo quan

điểm mới. Sự đầu tư hoành tráng của

nghệ sĩ Kim Ngân một lần nữa thắp lại

đam mê cho người trong nghề và khán

giả mộ điệu. Một vở kịch được cộng

hưởng từ lòng đam mê, nhiệt huyết và kì

vọng về những góc nhìn mới hơn, lạ hơn

trong nghệ thuật sân khấu cải lương sẽ

là tiền đề tốt cho những dự án tiếp

theo trong tương lai.

Đam mê và quyền lực là vở diễn nói về sự mâu thuẫn quyền lực bên trong nội bộ

gia tộc chúa Trịnh Sâm (nghệ sĩ Chí Linh). Tuyên phi Đặng Thị Huệ (nghệ sĩ Kim

Ngân) tìm mọi cách để Chúa gả công chúa Ngọc Lan cho em trai Đặng Mậu Lân

(nghệ sĩ Tấn Beo). Vì không chịu được thói dâm ô của người chồng mới cưới, công

chúa hóa điên. Sử Trung ra tay ngăn cản thì bị Mậu Lân giết chết. Tuyên phi đau

lòng xin Chúa giảm án tử và đày Mậu Lân ra đảo xa. Một thời gian sau, khi Chúa

Trịnh lâm bệnh nặng thì thái tử Trịnh Tông và các quan theo hầu đã âm mưu cướp

ngôi. Mặc lời khuyên can của Thánh mẫu (nghệ sĩ Phượng Loan), Trịnh Sâm phế

ngôi Trịnh Tông và giao cho Quận Huy (NSƯT Lê Tứ) đưa Trịnh Cán lên ngôi. Sau

khi Chúa qua đời, quân Tam Phủ của Trịnh Tông kéo về lật đổ ngai vàng. Trịnh

Tông được Thánh Mẫu giúp đỡ lên ngôi Chúa. Sau khi hai người thân yêu qua đời,

Tuyên phi Đặng Thị Huệ đã chọn cách quyên sinh. Một triều đại suy tàn bởi những

mâu thuẫn đấu tranh giành vương quyền, cha con anh em phải cốt nhục tương tàn.

PHƯƠNG PHƯƠNG