37
Lần đầu ra mắt khán giả năm 2016,
lấy đề tài tận thế và xác sống,
Train to
Busan
(Chuyến tàu tới Busan) đã vượt
lên mô-tuýp phim thảm họa, hành động
quen thuộc. Phim lấy bối cảnh đất
nước Hàn bị tấn công bởi một loại
virus bí ẩn, biến con người thành
những xác sống hung hăng, khát máu.
Có mặt trên chuyến tàu từ Seoul tới
Busan là nhân vật chính Seok-woo
cùng con gái, hai vợ chồng nọ chuẩn bị
đón đứa con đầu lòng và một số cô
cậu học sinh cấp 3. Khi đại dịch xác
sống bất ngờ bùng phát, họ buộc phải
đương đầu với nó, bảo vệ những
người thân yêu của mình. Hành trình
từ Seoul tới vùng an toàn Busan bỗng
trở thành cuộc chiến sinh tồn khốc liệt.
Bên cạnh những câu chuyện cảm
động, lấy đi nước mắt khán giả qua
mối quan hệ cha con, vợ chồng, bạn
bè và nhân tính của con người trước
thảm họa,
Train to Busan
là lời phê
phán đanh thép sự phân biệt giai cấp,
những kẻ nắm quyền lực ích kỉ gây ra
thảm họa tận thế, đặt tiền bạc lên đầu
và coi khinh tính mạng của đồng loại.
Parasite
(Kí sinh trùng) ra mắt tại
Liên hoan phim Cannes 2019 và là bộ
phim Hàn Quốc đầu tiên chiến thắng ở
hạng mục cao quý nhất - Cành Cọ
Vàng. Câu chuyện bắt đầu ở căn hộ
dưới tầng hầm nghèo khổ ở Seoul, nơi
Ki-woo cùng bố mẹ và em gái chật vật
sống qua từng ngày. Tình cờ trở thành
gia sư cho con gái của ngài Park,
Ki-woo lên kế hoạch lừa đảo nhằm
đưa người thân của mình vào làm việc
trong ngôi nhà này. Tuy nhiên, biến cố
xảy ra khiến mọi chuyện trở nên phức
tạp. Đạo diễn Bong Joon-ho chuyển tải
sự phân biệt giàu - nghèo dưới lăng
kính trào phúng mà vô cùng tinh tế
trong từng chi tiết ông mang lên màn
ảnh. Trong khi gia đình ông Park tận
hưởng cuộc sống với tiện nghi xa hoa,
những món đồ đắt đỏ, nhà Ki-taek vật
lộn để kiếm ăn qua ngày, sục sạo bắt
từng vạch sóng wi-fi từ hầm vệ sinh.
Nhà Ki-taek, thâm nhập vào nhà ông
Park giống như những con kí sinh
trùng đeo bám và bòn rút sức sống của
vật chủ. Thế nhưng, bản thân gia đình
ông Park cũng không thể tự làm chủ
chính ngôi nhà, cuộc sống, họ trả tiền
để sống “kí sinh”, phụ thuộc vào chính
những người giúp việc của mình.
Tiếp nối chuỗi thành công này, các
nhà làm phim xứ sở kim chi tiếp tục
giới thiệu những bộ phim chất lượng
tốt với giá trị nghệ thuật cao.
Ghost
Walk (Lạc hồn)
của nữ đạo diễn Yu
Eun-jeong là một sản phẩm như
vậy. Nếu như bạn đang tìm kiếm một
bộ phim kinh dị, một bộ phim giàu cảm
xúc, hay một tác phẩm điện ảnh dũng
cảm khai thác những mảng màu sáng
tối của xã hội thì
Ghost Walk
là sự lựa
chọn hoàn hảo dành cho bạn dịp cuối
tuần này. Ghost Walk mở đầu với Lễ
Chuseok - Tết Trung Thu của người
Hàn, tương tự như Tết Nguyên Đán
của người Việt Nam, là dịp gia đình và
người thân hạnh phúc quây quần bên
nhau nhưng Hye-jeong (do Han Hae-in
thủ vai) lại đứng ngoài không khí đầm
ấm đó. Cô nhốt bản thân trong thế giới
của riêng mình với tâm hồn chai sạn,
lầm lũi sống như một bóng ma, cắt đứt
liên hệ với gia đình, không giao lưu bè
bạn, chối bỏ tình yêu. Và rồi, Hye-
jeong bị sát hại, thực sự trở thành hồn
ma theo đúng ngh a đen, lang thang đi
ngược lại thời gian, trải nghiệm lại
những biến cố xảy của cuộc đời và tìm
ra chân tướng sự việc. Với bối cảnh
quen thuộc, đơn giản nhưng
Ghost
Walk
vẫn gây ấn tượng với phong
cách phim kinh dị kiểu mới theo xu
hướng làm phim hiện đại - dựa trên ý
tưởng thay vì có nhiều cảnh hù dọa,
máu me.
Ghost Walk
đã gây tiếng
vang trong làng điện ảnh Hàn Quốc khi
giành giải thưởng bình chọn cao nhất
từ khán giả tại Liên hoan phim Bucheon
International Fantastic Film Festival
(BIFAN) năm 2018.
ANH THƯ
(Tổng hợp)
Silenced (Sự im lặng)
cũng khai thác
đề tài ấu dâm và dựa trên sự kiện có thật
Ghost Walk
cũng đã gây tiếng vang trong làng điện ảnh Hàn Quốc