29
nhiều bộ phim Việt lấy đề tài bùa ngải,
tâm linh như:
Lời nguyền Huyết ngải,
Scandal: Bí mật thảm đỏ, Người bất
tử
… thế nhưng, đoạn kết của các bộ
phim này đều khiến người xem thất
vọng khi phải biến câu chuyện bùa ngải
thành giấc mơ của nhân vật chính hay
nhân vật chính bị ảo giác hoặc chiêu trò
hãm hại của kẻ thù… Biên kịch Kay
Nguyễn tiết lộ, để qua được cửa kiểm
duyệt kịch bản
Người bất tử
phải chỉnh
sửa hơn 30 lần, riêng đoạn kết phải làm
đi làm lại đến 6 lần.
Nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng
Lâm cho rằng, làm theo kiểu né tránh
kiểm duyệt đã khiến cho phim kinh dị
Việt trở thành đầu voi đuôi chuột. Còn
với đạo diễn Phan Gia Nhật Linh: “Một
trong những điều khó chịu nhất của
phim kinh dị Việt là vấn đề kiểm duyệt
khiến đoạn kết phim thường hụt hẫng.
Một trong những vấn đề chán nhất của
phim kinh dị Việt là kịch bản và nhân vật
không có chiều sâu”. Một khán giả cho
biết, đã lựa chọn xem phim kinh dị thì ai
cũng thích đắm mình trong cảm giác sợ
hãi dữ dội chứ không phải cái kiểu dở
dở ương ương. “Cái khó chính là ở chỗ
làm không đủ thì khán giả chê, mà làm
cho tới thì bắt sửa đi sửa lại và chắc
chắn bộ phim sẽ không còn hấp nếu bị
cắt bỏ quá nhiều” nhà sản xuất Trần
Trọng Dần phân trần.
KIỂM DUYỆT CÓ PHẢI MẤU CHỐT?
Mỗi dân tộc có phông văn hoá riêng,
phim kinh dị cũng cần phù hợp với
thuần phong m tục, mang đến cho
khán giả những thông điệp phổ biến giá
trị chân - thiện - m chứ không phải
mượn danh nghệ thuật để kích thích sự
tò mò, câu kéo khán giả. Theo biên kịch
Châu Thổ, các nhà làm phim nên hạn
chế khai thác tất cả các khía cạnh giật
gân, rùng rợn, gây sốc nhất để câu
khách cho tác phẩm thể loại này, tránh
việc từ sáng tạo trở thành phản cảm.
Đồng tình với ý kiến trên, bà Bích Liên -
Giám đốc công ty Sóng Vàng cho rằng:
“Mỗi quốc gia luôn có chuẩn mực riêng
cho thể loại phim này, cái tài của đạo
diễn là vẫn làm ra một bộ phim hay trong
khuôn khổ những quy định đó. Tôi ngh ,
nếu đạo diễn giỏi, hoá trang tốt, một kịch
bản thông minh… thì phim kinh dị Việt
vẫn đủ sức chinh phục khán giả”. Điều
này đã được đạo diễn Việt kiều Roland
Nguyễn chứng minh qua
Dream Man -
Lời kết bạn chết chóc
, bộ phim kinh dị
đại náo các phòng vé Việt vào mùa
Halloween năm ngoái. Không có bất cứ
một “ngôi sao” nào nhưng bộ phim lại sở
hữu cốt truyện được xây dựng tỉ mỉ, chi
tiết. Bên cạnh ekip k xảo được mời từ
Hollywod sang, đạo diễn Roland cũng
sử dụng nhiều thủ pháp điện ảnh khiến
tình tiết của phim trở nên li kì, khó đoán
và liên tục đánh lạc hướng khán giả. Ý
tưởng của
Dream Man
cũng xuất phát
từ một nỗi sợ hãi có thật, mang tính thời
sự cao chứ không phải một con ma có
tạo hình khủng khiếp xuất phát từ trí
tưởng tượng nhằm cổ suý cho thói mê
tín dị đoan.
Tháng 8 vừa qua, trong buổi họp
báo ra mắt bộ phim kinh dị
Cha ma
, đạo
diễn Bá Vũ tuyên bố, tác phẩm của
mình đã ra rạp một cách “nguyên vẹn”,
dù trước đó anh ngh sẽ phải cắt ít nhất
3 cảnh nếu muốn đi qua cửa kiểm
duyệt. “Cha ma đánh dấu một bước tiến
đầy tiến bộ và hợp lí trong quan điểm
duyệt phim, mở ra con đường làm phim
kinh dị “thoải mái” hơn cho các nhà làm
phim trong nước”. Quy chế đã nới lỏng,
nhưng để thành công thì quan trọng
nhất vẫn là chất lượng, nội dung và sự
tâm huyết của những người làm phim.
Mùa Halloween năm nay, dự định sẽ
có hai bộ phim kinh dị ra rạp là
Thang
máy
của đạo diễn gốc Việt Peter
Mourougaya và
Bắc Kim Thang
của
đạo diễn Trần Hữu Tấn. Hai bộ phim
với hai phong cách và đề tài trái ngược
nhau, nếu
Thang máy
miêu tả nỗi sợ
hãi của những cô gái trẻ trong xã hội
hiện đại, qua đó cảnh tỉnh những người
trẻ đừng hành động thiếu suy ngh
trước những thách thức nguy hiểm thì
Bắc Kim Thang
lại lấy cảm hứng từ
quan niệm trọng nam khinh nữ vẫn còn
tồn tại trong cuộc sống của nhiều gia
đình Á Đông.
TRÚC CHI
Người bất tử
phải chỉnh sửa kịch bản đến 30 lần
và làm lại cái kết 6 lần để được ra rạp
Lời kết bạn chết chóc
được đánh giá
là bước đột phá của phim kinh dị Việt