Previous Page  67 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 67 / 92 Next Page
Page Background

67

xuất của các nhân vật tưởng như đã

mãi mãi ra đi mang đến sự hài lòng,

thỏa mãn cho khán giả. Mặt khác, việc

“nhồi nhét” một số lượng diễn viên quá

sức đông đảo khiến

AHS

gây hoang

mang về khả năng phân bổ đất diễn

cho họ. Cũng xin được nói thêm rằng,

quan điểm phim kinh dị chỉ toàn diễn

viên hạng B không phù hợp với

AHS

bởi đây là một trong những bộ phim

truyền hình sở hữu dàn diễn viên sáng

giá bậc nhất. Khi làm phim theo hướng

giao thoa giữa hai mùa phim đồng

nghĩa với việc sẽ có những tuyến

chuyện chính trước đó tạm bị đẩy lùi

xuống, chẳng hạn như mối tình lãng

mạn mà oan trái từng khiến bao khán

giả rung động giữa cặp đôi trẻ tuổi bất

hạnh trong mùa 1 sẽ khó lòng còn

nhiều thời lượng trong mùa phim mới.

Được biết, ngôi sao linh hồn của phim

là Jessica Lange cũng chỉ góp mặt

trong một tập duy nhất, điều hoàn toàn

không tương xứng với cái bóng lớn mà

bà đã tạo nên ở loạt phim này.

Với

AHS,

thành công hay thất bại

của định hướng “crossover” chỉ có thể

có câu trả lời rõ ràng từ giữa tháng 9

và kéo dài qua mùa Halloween - khung

thời gian quen thuộc với loạt phim kinh

dị này. Mặc dù vậy, khó có thể phủ

nhận rằng, nhà sáng tạo của

AHS

-

Ryan Murphy - đã lại một lần nữa là

người tiên phong quyết liệt trong việc

mang đến cách làm mới trong việc liên

kết tạo nên vũ trụ cho phim truyền

hình. Trước

AHS

, hai series phim đình

đám

Scandal

How to Get Away With

Murder

(Lách luật) từng khiến người

xem háo hức với cuộc gặp gỡ của hai

nhân vật nữ chính nổi tiếng sắc sảo,

bản lĩnh. Nhưng tất cả chỉ dừng lại ở

một tập phim mang ý nghĩa đặc biệt, tri

ân khán giả chứ không tạo nên bước

phát triển lâu dài.

Xu hướng liên

kết dễ dàng xảy ra

hơn ở dòng phim

siêu anh hùng,

tương tự như

những gì đang xảy

ra ở màn ảnh rộng

với cuộc bành

trướng đầy sức

mạnh của Disney

và Marvel hay tham vọng tiếm ngôi của

DC Comics… Trong thế giới siêu anh

hùng, điều gì cũng có thể xảy ra, nên

việc họ bất ngờ xuất hiện trong dòng

thời gian, câu chuyện của một nhân

vật nào đó cũng chẳng phải điều gì bất

thường. Phim

Arrow

(Mũi tên xanh)

vốn đã có người hùng với khả năng

chiến đấu phi thường nhưng theo đà

mở rộng, phim còn “chiêu mộ” thêm

nhân tài từ các series phim riêng khác

như

The Flash

(Tia chớp) hay

Legends

of Tomorrow

(Huyền thoại tương lai).

Bản thân nhân vật chính của

The Flash

lại được liên kết với phim

Supergirl

(Nữ

siêu nhân)… Do cùng được chuyển

thể từ truyện tranh của DC Comics,

cùng do hãng CW thực hiện với đối

tượng chính là khán giả trẻ, nên thế

giới nhân vật trên được kết hợp khá

nhuần nhuyễn. Trong khi đó, loạt nhân

vật chuyển thể từ truyện tranh Marvel

dù làm mưa làm gió trên

màn ảnh rộng lại có

không ít rào cản khi nỗ

lực gây dựng vũ trụ

phim truyền hình do

chọn cách tiếp cận hơi

kén khán giả, mang

màu sắc u tối hơn.

Làm lại, ra phần phụ

(tiền truyện, hậu truyện,

ngoại truyện) “ăn theo”

hay liên kết các phần phim, các bộ

phim độc lập… có thể gọi chung là

những hướng đi mang tính chiều lòng

khán giả, là cách xoay sở của những

nhà làm phim nhằm níu giữ lâu thêm

thành công vang dội vốn có. Áp lực,

thất bại khi so sánh với nguyên gốc là

điều khó tránh khỏi, ngay cả xu hướng

liên kết, dù nhìn bề ngoài là sự mở

rộng thêm, phình to thêm những gì hấp

dẫn vốn có.

Tuấn Phong

Nhiều hơn có đồng nghĩa với tốt hơn,

có tạo thành một “vũ trụ” mang

tính hoàn chỉnh như kì vọng hay

nguy cơ thành món “lẩu thập cẩm”

mà thiếu đi chất riêng, chất độc đáo

từng làm nên thương hiệu?

Hai nhân vật nữ chính của phim

Scandal và How to Get Away With Murder

gặp nhau trong một tập phim đặc biệt