57
bạn ấy đã nghĩ ra một vở múa 3
trường đoạn, rất cầu kì, tái hiện lại
những điều quan trọng nhất trong
cuộc đời của Nam Phương Hoàng
hậu. Tôi không thể nhớ mình đã mua
bao nhiêu mét vải lụa để chăng thành
những cái võng trong trường quay cho
Doan Hoan múa.
Và, sau thành công đấy, năm
2018 Lan Hương đã tiếp tục làm tổng
đạo diễn toàn bộ phần phục dựng -
chiếm thời lượng đáng kể trong bộ
phim dài 6 tập về triều Nguyễn mang
tên
Những bí ẩn trong cung thành
Huế xưa
?
Khi làm phim về Nam Phương
Hoàng hậu, tôi được tiếp xúc với anh
Trần Đình Hằng - Viện trưởng Viện
Nghiên cứu Văn hóa miền Trung. Anh
có dịch một quyển sách của một nhân
vật người Pháp có cha là vị đại thần
phục vụ vua Gia Long. Cuốn sách có
những câu chuyện vô cùng độc đáo,
tả các chi tiết rất chân thực mà các
nhà sử gia không chép lại trong sử
sách. Từ đó, tôi nảy ra ý tưởng phục
dựng lại những câu chuyện bí ẩn
trong cung đình Huế xưa mà tác giả
cuốn sách đã kể.
Tác giả người Pháp cho biết, năm
5 - 6 tuổi ông đã được theo cha vào
cung và yết kiến Hoàng hậu. Sau này
về Pháp, những năm cuối đời ông đã
viết cuốn hồi kí ấy. Những chuyện ông
kể hoàn toàn không có trong sử sách.
Ví dụ như tả vua Gia Long có một mụn
ruồi trên mặt, vua rất vui tính, khi trò
chuyện với bố con ông, vua hay vui đùa
như những người bình thường. Hoặc là
kể chuyện lần đầu tiên được vào yết
kiến vua Gia Long, ông được đưa đến
nơi đào tạo cung phi. Hay về nghi lễ,
đáng lẽ gặp vua thì ông phải cúi chào,
nhưng vua biết ông là người nước
ngoài lại là đứa trẻ nên khi ông định cúi
xuống thì vua bảo miễn lễ... Ông kể,
Hoàng hậu rất đẹp và hiền lành, cũng
giống như người bình thường, không
hề xa cách, khi gặp đã hỏi ông những
điều về nước Pháp… Những câu
chuyện “độc” đó đã được phục dựng.
May mắn là khi làm series phim này,
chúng tôi có sự hỗ trợ đắc lực của
trung tâm bảo tàng di tích cung đình
Huế. Những cảnh như nghệ thuật
tuồng ngày xưa, cảnh đổi gác của lính
canh… trung tâm đã dàn dựng và biểu
diễn trong các festival, ekip chỉ việc sắp
đặt lại, nhờ diễn viên diễn theo ý mình.
Thực tế thì chúng tôi cũng chỉ lẩy
những chi tiết nhỏ để phục dựng, giúp
khán giả có được những hình dung cơ
bản nhất.
Khi làm phục dựng, Lan Hương
thường gặp những khó khăn gì?
Khó khăn nhất có lẽ là việc chọn
quần áo, bối cảnh. Bởi câu chuyện đã
có trong lịch sử rồi. Chúng tôi thường
nhận được sự cố vấn của các chuyên
gia của Đại học Sân khấu Điện ảnh,
nhà nghiên cứu sử học Lê Văn Lan,
Giám đốc Nhà hát Cung đình Huế -
chị Bạch Hạc hay anh Hoàng Đức
trông kho phục trang của nhà hát…
Tôi cũng xem nhiều phim tài liệu của
nước ngoài và đọc sách nhiều để học
hỏi. Phục dựng những điều không
còn tồn tại và chỉ có trong sử sách
luôn là bài toán khó, cần có sự nghiên
cứu kĩ lưỡng cũng như không thể
thiếu đam mê. Thường thì, mỗi khi
làm xong một sản phẩm, tôi lại tích
được kha khá vốn cho những tác
phẩm sau, nên cái sau thường sẽ sâu
hơn cái trước.
Xin cảm ơn Lan Hương!
NGỌC MAI
(Thực hiện)
Ghi hình một cảnh phục dựng
Một cảnh phục dựng trong phim
Phật pháp nhập thế
Cảnh phục dựng trong phim Tứ linh
Trên đường tác nghiệp