67
Theo thể lệ, có
11 người lạ không
quen biết nhau bao
gồm sáu người đàn
ông và năm phụ nữ
cùng tham gia cuộc
thi. Họ được đưa
đến sống chung
trong một căn biệt
thự, cùng nhau tìm
hiểu, hẹn hò để tìm
ra mảnh ghép hoàn
hảo của mình.
Điểm khác biệt so
với nhiều cuộc thi hẹn hò thông thường
là chương trình cho phép thí sinh “vượt
rào”. Yếu tố hấp dẫn giúp
Love Island
luôn giữ được sức nóng chính là nhờ
vào tình yêu chân thành mà các cặp đôi
thể hiện trong cuộc thi. Khán giả, đặc
biệt là những người trẻ có thể tìm thấy
ở đó những câu chuyện tình yêu với đầy
đủ cung bậc cảm xúc: hạnh phúc, giận
hờn, ghen tuông, chia tay rồi tái hợp…
Cặp đôi chiến thắng sẽ được nhận phần
thưởng trị giá 50 ngàn bảng Anh (tương
đương gần 1,5 tỉ đồng), đồng thời mở ra
con đường trở thành một ngôi sao nổi
tiếng trên mạng xã hội.
Tại Anh,
Love Island
được ví như
một hiện tượng truyền hình thực tế,
thậm chí mức độ phát triển còn ngang
hàng
Britain’s Got Talent
(Tài năng
nước Anh) bởi khả năng kéo khán giả
trẻ về với chiếc tivi truyền thống vào mỗi
tối khi
Love Island
lên sóng. Mức độ ăn
khách của chương trình khiến ITV
Studios nhanh chóng bán bản quyền
format cho nhiều đài truyền hình,
trong đó nổi hơn cả là phiên bản
tại Australia và Đức. Sắp tới
đây, Đài CBS (Mỹ) sẽ mua
bản quyền phát sóng
Love
Island
phiên bản Mỹ.
Lùm xùm vẫn
hút khách
Giữa một rừng các
chương trình hẹn hò
mọc lên như nấm sau
mưa, mỗi cuộc thi đều
phải tìm ra những yếu tố
độc đáo và hấp dẫn nhất để giữ chân
khán giả. Với những ai lần đầu tiên xem
Love Island
sẽ không khỏi tròn mắt ngạc
nhiên khi nhìn thấy cặp đôi nam nữ ngủ
chung giường, ngay cả trong đêm đầu
tiên của họ vừa mới gặp nhau. Cũng
chính bởi thể lệ có phần kì quặc này nên
mới có chuyện nảy sinh những tình
huống dở khóc dở cười. Cảnh nóng đã
nhiều lần xuất hiện trên màn ảnh với
mức độ gây sốc khác nhau khiến người
xem phải “đỏ mặt”. Chẳng hạn trong một
tập thi, khi cảnh nhạy cảm giữa hai ứng
viên diễn ra ngay trong phòng chung,
các thí sinh còn lại thay vì bước ra khỏi
phòng, đã quyết định ở lại và đưa ra
những lời bình luận bên lề cảnh nóng.
Thậm chí, có ý kiến cho rằng,
Love
Island
mùa thứ hai còn cố tình phát
sóng một đoạn ân ái giữa hai thí sinh
là Emma-Jane Woodham (19 tuổi) và
Terry Walsh (28 tuổi). Trong khi mọi
người và các thí sinh khác
khẳng định chuyện này là thật
thì nhân vật chính Emma-
Jane Woodham lại phủ nhận
hoàn toàn. “Tôi và Terry đã
có một chút đùa vui và trao
nhau một nụ hôn... chỉ có
thế”, cô khẳng định.
Love Island
dường như
chẳng hề ngại ngần tạo ra
những scandal từ việc lộ băng
nhạy cảm, cắt ghép ảnh nóng…
để đánh bóng chương trình. Một
trong những vụ lùm xùm đình
đám nhất là việc rò rỉ cảnh nóng
của thí sinh Hoa hậu Anh Zara
Holland, dẫn đến việc cô bị tước
vương miện. Tháng 7/2016,
Hoa hậu Vương quốc Anh Zara
Holland đã lỡ “yêu” một ứng
viên nam ngay trên sóng truyền
hình, dù cảnh phim không quá lộ
liễu bởi người xem chỉ nhìn thấy hành
động nhạy cảm qua một chiếc chăn
trùm kín nhưng bản thân nội dung của
nó đã đủ gây sốc cho dư luận. Ngay sau
đó, Zara bị tước danh hiệu vì ban tổ
chức cuộc thi Hoa hậu cho rằng cô
không còn đủ tư cách là một hình mẫu
tích cực để họ tôn vinh nữa. Nhưng
cũng nhờ hiệu ứng từ scandal này,
Love
Island
đã tăng tỉ suất người xem một
cách chóng mặt.
Đan cài những tình tiết giật gân và
bất ngờ là một trong những yếu tố được
các nhà sản xuất truyền hình thực tế
khai thác tối đa để thu hút khán giả.
Truyền hình Anh và Mỹ vốn được xem là
quê hương của nhiều chương trình thực
tế ăn khách, được nhiều nước trên thế
giới mua lại bản quyền. Phong cách làm
truyền hình giải trí của hai quốc gia này
có ảnh hưởng rất lớn đến cách làm
truyền hình giải trí trên thế giới. Nên
chăng việc lạm dụng quá đà, đôi khi ảnh
hưởng đến chuẩn mực đạo đức của xã
hội cần được các nhà đài xem xét một
cách nghiêm túc.
Diệp Chi
(Theo Guardian)
Hoa hậu Anh Zara Holland bị tước
vương miện vì scandal trong
Love Island
Emma-Jane Woodham va Terry Walsh