90
THÔNG TIN
HƯỚNG ĐI ĐÚNG
Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn cho biết:
Việc ứng dụng công nghệ
cao đã được đẩy mạnh
trong sản xuất, chế biến,
bảo quản nông sản, cho
năng suất vượt trội, giá trị
cao, đảm bảo an toàn thực
phẩm như: sử dụng giống
mới có năng suất, chất
lượng cao; các trang trại
trồng trọt sử dụng giống
nuôi cấy mô, giống sạch
bệnh, hệ thống tưới tiết
kiệm, canh tác cây trồng
trong nhà màng, nhà lưới…
Tính đến nay, toàn thành
phố có 133 mô hình ứng
dụng nông nghiệp công
nghệ cao (tăng hai mô hình
so với quý I/2019). Trong đó
các địa phương có nhiều mô
hình như: Mê Linh 18 mô
hình, Gia Lâm 17 mô hình,
Thường Tín 14 mô hình,
Thanh Oai 10 mô hình, Sóc
Sơn 9 mô hình, Đan Phượng
9 mô hình, Phúc Thọ 8 mô
hình, Đông Anh 8 mô hình,
Phú Xuyên 8 mô hình... Một
số mô hình ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất
nông nghiệp đem lại hiệu
quả kinh tế cao như: Nhà
máy sản xuất nấm kim châm
công nghệ Nhật Bản của
Công ty Trách nhiệm hữu
hạn xuất nhập khẩu Kinoko
Thanh Cao tại xã Đốc Tín,
huyện Mỹ Đức; Mô hình sản
xuất rau thủy canh của hợp
tác xã dịch vụ nông nghiệp
tổng hợp Đa Tốn, huyện
Gia Lâm,...
ĐẨY MẠNH LIÊN KẾT TRONG
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Bên cạnh việc tập trung
đầu tư ứng dụng công nghệ
cao, ngành nông nghiệp Thủ
đô cũng chú trọng phát triển
các mô hình liên kết trong
sản xuất. Việc tổ chức liên
kết từ sản xuất đến tiêu thụ
sản phẩm theo chuỗi giá trị
có vai trò rất quan trọng
quyết định tính bền vững
trong sản xuất nông nghiệp.
Đến nay, toàn thành phố
có 134 mô hình liên kết
trong sản xuất nông nghiệp,
tăng ba mô hình liên kết so
với quý I/2019. Trong đó các
địa phương có nhiều mô
hình liên kết như: Ứng Hòa
có 24 mô hình, Gia Lâm 18
mô hình, Đông Anh có 14
mô hình, Quốc Oai có 9 mô
hình, Sóc Sơn có 9 mô
hình, Mỹ Đức có 8 mô
hình... Các mô hình liên kết
hiện nay đã tạo ra chuyển
biến tích cực, giúp người
dân phát triển sản xuất bền
vững và tạo ra những sản
phẩm nông nghiệp có
thương hiệu, bước đầu các
mô hình đã tạo nền tảng
liên kết giữa doanh nghiệp
với nông dân, bảo đảm đầu
ra cho nông sản có thị
trường tiêu thụ ổn định.
Để triển khai thực hiện
các mô hình ứng dụng nông
nghiệp công nghệ cao hay
hình thành các chuỗi liên
kết, thời gian qua, thành phố
Hà Nội đã chuyển đổi diện
tích đất nông nghiệp kém
hiệu quả sang các mô hình
sản xuất đem lại hiệu quả
kinh tế cao. Cụ thể, báo cáo
của các huyện, thị xã cho
thấy, đến nay toàn thành
phố chuyển đổi được
40.035,3 ha sau dồn điền
đổi thửa sang các mô hình
sản xuất đem lại hiệu quả
kinh tế cao, tăng 1.264,8 ha
so với quý I/2019. Trong đó
diện tích chuyển đổi sản
xuất lúa chất lượng cao có
diện tích lớn nhất (15.707,1
ha), tiếp đến là diện tích
chuyển đổi sang cây ăn quả
(7.346,5 ha), rau an toàn
(2.935,4 ha),…
Với việc chuyển đổi cơ
cấu cây trồng vật nuôi,
Thành phố đã hình thành
nhiều vùng sản xuất nông
nghiệp chuyên canh tập
trung như các vùng sản xuất
lúa chất lượng cao ở hầu
hết các huyện có quy hoạch
sản xuất lúa như: Mỹ Đức,
Ứng Hòa, Phú Xuyên, Mê
Linh, Thanh Oai, Chương
Mỹ, Sóc Sơn,… cho giá trị
thu nhập tăng thêm so với
sản xuất lúa truyền thống
khoảng 25 - 30%. Hay vùng
sản xuất rau an toàn ở các
huyện Đông Anh, Phúc Thọ,
Hoài Đức, Gia Lâm, Chương
Mỹ, Đan Phượng… cho giá
trị sản xuất từ 400 - 500 triệu
đồng/ha/năm. Vùng trồng
cây ăn quả ở một số huyện
Đan Phượng, Hoài Đức,
Thanh Oai, Chương Mỹ, Gia
Lâm,… với giá trị 0,5 - 1 tỷ/
ha/năm.
P.V
Trang thông tin có sự
phối hợp của Sở Nông
nghiệp & PTNT Hà Nội
HÀ NỘI
đẩy mạnh phát triển
nông nghiệp công nghệ cao
THÔNG TIN TỪ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI, HIỆN TOÀN
THÀNH PHỐ CÓ 133 MÔ HÌNH ỨNG DỤNG NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO, TĂNG 2
MÔ HÌNH SO VỚI QUÝ I/2019. MẶC DÙ CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ CAO HIỆN NAY TUY QUY MÔ CÒN NHỎ NHƯNG ĐÃ ĐEM LẠI HIỆU
QUẢ KINH TẾ CAO, PHÙ HỢP VỚI THỰC TẾ CỦA HÀ NỘI VÀ ĐANG
KHẲNG ĐỊNH ĐƯỢC VỊ THẾ TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY.
Một mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Hà Nội