87
tôi nhìn rõ từng chú cá lượn tung tăng
bên những hòn cuội nhỏ xinh, những
phiến đá phủ rêu. Một điểm vô cùng
thú vị đó là những đàn cá ở đây không
ngại quấn chân chúng tôi khi xuống
tắm tạo cảm giác thích thú đến kì lạ.
Ngoài thác Kèm, Con Cuông có địa
danh suối Mọc, dòng nước ở đây cứ
như đội lên từ lòng đất, trong veo ùn
chảy. Chúng tôi không đủ thời gian nên
chỉ lựa chọn ngắm đập Phà Lài và du
thuyền trên sông Giăng. Con đập
Phà Lài ngăn dòng chảy sông Giăng,
tạo nên một trữ lượng nước tưới tiêu
khổng lồ cho toàn bộ cánh đồng Mường
Quạ. Với chiều dài hơn 100 km, sông
Giăng chảy quanh các cánh rừng
nguyên sinh Pù Mát. Từ trên cao nhìn
xuống, con sông như dải lụa bao quanh
các ngọn núi. Để trải nghiệm dòng sông
quanh năm nước trong xanh này, bạn
có thể xuôi dòng sông thơ mộng bằng
những chiếc thuyền Kayak hoặc ngược
dòng sông Giăng bằng xuồng máy. Lướt
nhẹ trên mặt nước trong xanh hiền
hòa, chúng tôi ngạc nhiên về khung
cảnh đẹp tựa một bức tranh sơn thủy
thơ mộng và đầy lãng mạn. Dọc đôi bờ
là xanh rì những rừng cây, bờ dâu,
nương lúa của đồng bào dân tộc Thái.
Càng đi sâu, lòng sông Giăng lại càng
hẹp và nông dần, đôi lúc có những
đoạn nước chỉ cao hơn đầu gối. Đây
chính là nơi chúng tôi dừng chân tắm.
Với những bãi đá cuội tròn vo xếp lên
nhau tầng tầng lớp lớp, dòng nước mát
trong, nhìn rõ từng hòn sỏi nhỏ, tất cả
du khách từ già đến trẻ đều thích thú
trầm mình hàng tiếng đồng hồ mà
không chán.
Chúng tôi lặn lội hơn 100 km từ
thành phố Vinh về mảnh đất Con
Cuông với lời dặn dò của một người
bạn: “Không thể nào bỏ qua món đặc
sản của núi rừng nơi đây “cơm Mường
Quạ, cá sông Giăng”. Quả không ngoa
khi gọi cá mát sông Giăng là đặc sản
của người dân xứ Nghệ. Ngoài kho
tương, cá Mát còn có cách chế biến
khác là kẹp cá vào vỉ tre tươi và nướng
giòn trên nồi than hoa, chấm mắm
gừng, ngon tê lưỡi. Sau gần hai tiếng
vui chơi dưới dòng sông Giăng, được
tận hưởng những món ngon của đồng
bào dân tộc Thái như cơm lam, xôi tím,
gà nướng mật ong… chúng tôi đều
thỏa mãn.
Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến
những hướng dẫn viên du lịch nơi đây.
Họ chủ yếu là những người dân tộc
Thái của vùng núi cao Con Cuông. Họ
lái thuyền, tổ chức những bữa ăn đậm
hương vị miền núi trên những chòi mái
tranh đơn sơ giữa núi rừng. Họ say
sưa kể về sông Giăng, về dòng thác
độc đáo của quê mình bằng chất giọng
xứ Nghệ dễ thương. Họ khiến chúng
tôi cảm thấy nặng lòng hơn với mảnh
đất miền Tây xứ Nghệ này chỉ bằng sự
chân tình, mộc mạc, dễ mến. Con
Cuông còn có nhiều địa danh hấp dẫn
khác như: dệt thổ cẩm Làng Xiềng,
mây tre đan làng Diềm, du lịch cộng
đồng Bản Nưa, Khe Rạn, vườn cam
Bản Pha... Hiện nay, huyện Con Cuông
cũng đã xây dựng mô hình du lịch cộng
đồng tại 4 bản: Thái Sơn và Xiềng (xã
Môn Sơn), Khe Rạn (xã Bồng Khê),
Nưa (xã Yên Khê). Đó sẽ là những
điểm hẹn mà chúng tôi muốn khai thác
trong những chuyến trở lại sau này.
Vẻ đẹp của các thắng cảnh ở Con
Cuông mới chỉ thu hút đông đảo du
khách vào dịp hè và chủ yếu là khách
đến từ các huyện thuộc Nghệ An hoặc
các tỉnh lân cận. Nếu yêu thích du lịch
khám phá về với thiên nhiên, Con
Cuông trầm lắng, yên bình, trong lành
và nên thơ này là một địa chỉ bỏ túi
đáng giá của bạn!
TUỆ QUÂN
Du thuyền trên sông Giăng
Đập Phà Lài