71
trình còn mang đến thử thách nấu món
ăn theo phong cách đất nước của
khách mời quốc tế bằng những nguyên
liệu có sẵn của địa phương, mang đến
những khám phá mới cho người xem.
Với phần cuối cùng là những tư vấn về
đi lại, lưu trú, những địa chỉ nên
“check-in” giúp khán giả có thể dễ
dàng trải nghiệm thực tế.
Món ăn xuất hiện trong chương
trình
Bản đồ ẩm thực Việt
đều là những
món ăn đặc trưng của từng vùng miền,
ẩn chứa trong đó câu chuyện liên quan
đến văn hoá, lịch sử, hay có truyền
thuyết thú vị về sự ra đời của món ăn.
Khai thác điều này đã mang lại nét
khác biệt so với nhiều chương trình ẩm
thực khác. Không chỉ giới thiệu món
ngon, cách làm, những trải nghiệm
thực tế, chương trình đã đưa thêm
thông tin về tập quán sinh hoạt, nét độc
đáo của dân cư vùng miền. Chương
trình có cách thể hiện mới lạ, sáng tạo
như quay cận cảnh để lột tả hết sự
tươi ngon của nguyên vật liệu, nét trình
bày tinh tế của những món ăn thành
phẩm. Đặc biệt, chương trình có sử
dụng thêm công nghệ thu âm tần số
cao để khán giả có thể dễ dàng bị đánh
thức vị giác khi nghe những âm thanh
sống động lúc các nhân vật chế biến
và thưởng thức món ăn đó.
Bản đồ ẩm thực Việt Nam mùa 2
liên
tục có những nhân vật trải nghiệm là
người Việt và người nước ngoài cũng
tạo nên sức hấp dẫn riêng cho chương
trình. Với mỗi kháchmời quốc tế, chương
trình đã tăng cơ hội tiếp cận, tìm hiểu và
trải nghiệm trực tiếp văn hoá ẩm thực
vùng miền khắp đất nước Việt Nam. Còn
những nhân vật trải nghiệm là người địa
phương lại làm vai trò người dẫn đường,
hướng dẫn bạn đồng hành trải nghiệm
và cảm nhận rõ nét văn hoá ẩm thực
của địa phương mình.
Tổ chức sản xuất của
Bản đồ ẩm
thực Việt Nam
là biên tập viên Bảo An,
người rất có kinh nghiệm trong chương
trình
Trên từng cây số
. Anh cho biết, để
bắt tay sản xuất một chương trình, cả
ekip phải họp bàn để chọn địa điểm
khám phá. Việc lựa chọn các miền:
Bắc, Trung, Nam, lựa chọn món ăn
nào, tại sao lựa chọn món đó luôn
được cân nhắc kĩ. Để có được cái nhìn
tổng quát và sâu hơn về món ăn, các
phóng viên luôn tìm gặp các chuyên
gia ẩm thực, các nhà văn hoá để tìm
hiểu thêm những câu chuyện xung
quanh văn hoá ẩm thực của một vùng
đất. BTV Bảo An cho biết, mỗi tập như
vậy ngốn thêm hai ngày quay thực tế
ngoài khoảng thời gian ghi hình chính,
sau đó sẽ là khoảng thời gian dành cho
khâu hậu kì từ 7 - 10 ngày. Để lên sóng
liên tục hàng tuần, chương trình phải
có tới hai ekip sản xuất thay phiên
nhau đi công tác.
THU HUỆ
Hậu trường của chương trình BĐATVN
Đặc sản bánh đa cá rô Ninh Bình