67
đen trắng đến khi có màu, khi có chuẩn
HD, 3D và giờ là 4K để kể cho nhân
loại những câu chuyện tuyệt vời nhất
về Trái đất.
Không quá ngạc nhiên khi loạt phim
tài liệu về Trái đất kể trên ngoài việc
chiếm lĩnh những điểm số cao nhất
trên các bảng xếp hạng còn thu hút
lượng khán giả “khủng” không kém bất
cứ bộ phim bom tấn kịch tính, gay cấn
nào. Đây cũng là những sản phẩm làm
nên thương hiệu đình đám BBC Earth
được phát hành, giới thiệu tại 180
quốc gia. Dự kiến năm 2020,
Planet
Earth III
sẽ được ra mắt. Bên cạnh đó,
những câu chuyện khác nhau về Trái
đất cũng được hãng BBC cùng ekip
hùng hậu, đầy nhiệt huyết với nghề
suốt hàng chục năm qua ấp ủ để đều
đặn ra mắt.
ĐỈNH CAO HAY GIỚI HẠN?
Khi nhắc tới loạt chương trình Trái
đất của BBC, những con số ấn tượng
luôn được đề cập đến như thời gian
thực hiện kéo dài nhiều năm, số quốc
gia, số địa điểm mà ekip đặt chân tới,
số giờ thực hiện cho một cảnh, một
đoạn phim hoàn chỉnh… Ví dụ như
Our Planet
với 8 tập phim đã ngốn mất
4 năm, đoàn phim tới 600 người và
làm việc tại hơn 50 quốc gia khác
nhau. Nhưng một yếu tố không thể bỏ
qua, thậm chí được xem là góp phần
hết sức quan trọng làm nên sự khác
biệt của loạt phim BBC Earth so với rất
nhiều sản phẩm tài liệu tự nhiên khác,
đó là công nghệ làm phim, quay phim.
Mỗi phần
Planet Earth
hay
The Blue
Planet
cho thấy bước tiến rõ rệt về
công nghệ, giúp cho giới nghiên cứu,
các nhà làm phim tiếp cận những vùng
biển sâu chưa từng có, khám phá
được thế giới bí ẩn của những giống
loài hoàn toàn xa lạ hay “vẽ” nên bức
tranh đẹp đến nghẹt thở về cảnh sắc
thiên nhiên ở khắp nơi trên Trái đất…
Nhà sản xuất của
Earth from
Space
- Chloe Sarosh – khẳng định, sự
tiến bộ kì diệu của công nghệ chính là lí
do để ra đời series phim tài liệu này.
Những hình ảnh từ vệ tinh khiến cho
Earth from Space
trở nên lạ lẫm, với
các hình thù đôi khi kì quặc và không
còn đẹp mắt như những gì khán giả
vẫn chờ đợi. Tuy nhiên, đó chính là
Trái đất của chúng ta, cùng sự sống
đang thay đổi từng ngày ở trên đó
trước sự tác động không ngừng của
biến đổi khí hậu, của con người. Công
nghệ có thể hỗ trợ đắc lực cho các nhà
làm phim, nhưng thiên nhiên luôn có
quyền lực của nó và các đám mây trở
thành trở ngại không nhỏ để biến các
ý tưởng thành hiện thực. Các nhà làm
phim phải mất cả năm trời để có được
hình ảnh như ý tại vùng hồ Brazil khi
luôn có mây mù bao phủ tầm quan sát.
Nỗ lực mang tới góc nhìn mới mẻ
về Trái đất và được đầu tư thực hiện
rất công phu tại hơn 20 quốc gia, vùng
lãnh thổ nhưng so với các loạt phim
trước đó,
Earth from Space
tạo nên
nhiều ý kiến trái chiều. Bên cạnh lời
khen ngợi có cánh về những hình ảnh
đẹp, đáng kinh ngạc, thì theo đánh giá
từ tờ Telegraph, phim gây thất vọng khi
đánh mất mạch truyện đầy cảm xúc
vốn có. Phần dẫn chuyện của nam
diễn viên Chiwetel Ejiofor cũng thiếu
hẳn sự hấp dẫn, trải nghiệm như
những gì khán giả quen nghe ở ngài
David Attenborough. Gây tranh cãi
nhất là màn thể hiện kungfu của các
sinh viên Trung Quốc vô cùng ấn
tượng nhưng có phần lạc lõng. Từ
trước tới nay, phim tài liệu tự nhiên rất
ít khi có sự xuất hiện của con người
vậy mà
Earth from Space
lại dành thời
lượng tương đối cho kungfu với sự đặc
tả gương mặt, các động tác phối hợp
biểu diễn bắt mắt. Cách dàn dựng này
gợi nhớ đến những gì người Trung
Quốc đã làm khi họ tổ chức Olympic
Bắc Kinh 2008 và được xem như “đặc
sản” của quốc gia đông dân nhất thế
giới. Thế nhưng, khi đặt vào trong một
bộ phim tài liệu về tự nhiên thì yếu tố
“dàn dựng” dù đẹp mắt lại dễ trở thành
điểm trừ, khiến cho
Earth from Space
khó lòng vươn tới đỉnh cao như những
gì các phim trước đó làm được. Dù
sao phim cũng đạt được mục đích nối
tiếp mạch truyện dài bất tận về Hành
tinh xanh, để có thêm những góc nhìn
kì thú, tiếp cận những vấn đề chưa
được đề cập kĩ càng trước đó, nhất là
về các hiện tượng thời tiết, sự biến đổi
của các vùng đất.
TUẤN PHONG
(Theo The Guardian)
Earth from Space
là dấu mốc
mới của phim tài liệu truyền hình
khi hành tinh xanh được khám
phá ở những góc độ hoàn toàn
khác với sự trợ giúp của các vệ
tinh, hệ thống camera trên mặt
đất, trong không gian... Tất cả
những gì lớn lao, vĩ đại từ hòn đảo,
lục địa, đại dương... đều có thể
được thu lại trong khuôn hình
của màn ảnh nhỏ.
Ảnh vệ tinh của vùng Vịnh Bengal