6
ĐIỂM NHẤN
chật hẹp dưới hầm tầu, tối tăm, thiếu
không khí. Đến Pháp, họ lại phải làm
việc trong các nhà máy thuốc súng
độc hại. Sau giờ làm việc họ bị nhốt
trong các trại, phải chịu đói, rét. Rất
nhiều người chết vì bệnh tật.
Ekip có tìm gặp được những
nhân vật trong hồ sơ mật của chính
quyền Pháp ngày đó?
Rất may là chúng tôi đã kịp thời tìm
gặp được những nhân chứng sống
của một thời oanh liệt đó. Nhiều người
đã cao tuổi, sức khỏe yếu và không
còn minh mẫn.
Phong trào yêu nước của cộng
đồng người Việt Nam tại Pháp thời đó
cũng sôi động không kém ở trong
nước. Ngay trong lòng nước Pháp, họ
đồng hành cùng dân tộc trong suốt hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ. Họ tổ chức các hội như Hội
đồng bào thân ái hay Liên hiệp Việt
kiều trong đó có đủ các thành phần từ
trí thức, du học sinh, người lao động…
Có những người đã có hoạt động yêu
nước ở Việt Nam, bị theo dõi, cho vào
sổ đen đã sang Pháp bằng con đường
du học rồi lại tiếp tục là nhân tố nòng
cốt. Tất cả những người Việt Nam
sang Pháp đều được các cơ quan có
thẩm quyền ở Pháp lập hồ sơ theo
dõi. Họ ghi toàn bộ tên tuổi, quá trình
hoạt động như thế nào, hàng ngày đi
đâu, làm gì, đến hội nào… Họ tập hợp
hồ sơ từng người vào trong một hồ sơ
lớn về hội những người Việt Nam tại
Pháp. Chúng tôi đã tiếp cận được
những tài liệu đó.
Qua nghiên cứu tài liệu hay trực
tiếp gặp gỡ nhân vật, chúng tôi rất
khâm phục tinh thần yêu nước của
người Việt Nam tại Pháp, họ hoạt động
linh hoạt, khôn khéo, biến hóa khôn
lường, cứ một hội bị giải tán thì ngay
lập tức một hội mang tên khác lại được
thành lập. Hoạt động báo chí, truyền
thông cũng rất sống động. Báo chí
được in bằng tiếng Việt và tiếng Pháp
rồi bí mật vận chuyển về nước. Khi tờ
báo này bị cấm phát hành thì cũng lại
có ngay một tờ báo khác, dưới tên gọi
khác ra đời. Mà các hoạt động đều
tuân thủ theo đúng luật pháp nước
sở tại.
Có những sinh viên bị chính quyền
Pháp cho vào hồ sơ theo dõi và bị yêu
cầu cắt nguồn tài chính từ gia đình
nhưng họ lại tìm mọi cách đi làm
thêm, rửa bát thuê, dạy học, giúp
việc… để kiếm tiền trang trải cho sinh
hoạt riêng và các hoạt động của hội
người Việt Nam yêu nước. Họ làm
việc trong những
Quán cơm Cụ Hồ
-
nơi các sinh viên bị cắt chuyển ngân
được hỗ trợ ăn uống và kiếm tiền.
Mặc dù các hoạt động yêu nước
diễn ra dưới sự kiểm soát gắt gao của
cảnh sát Pháp, liên tục bị lục soát, bắt
&
Câu chuyện trăm năm
NHỮNG TÀI LIỆU “MẬT”...
(Tiếp theo trang 5)
Phỏng vấn nhân vật tại Sanary sur mer
Câu chuyện trăm năm
nói về sức sống mãnh liệt của cộng đồng người Việt Nam
tại Pháp. Suốt một thế kỉ từ khi được Nguyễn Ái Quốc sáng lập đến nay, họ luôn
đồng hành cùng dân tộc, luôn hướng về Tổ quốc trong thời chiến cũng như thời
bình. Khán giả sẽ được gặp những nhân vật có hồ sơ đóng dấu “mật” trong các cơ
quan lưu trữ của Cảnh sát, Quân đội Pháp; Được nghe những câu chuyện lần đầu
tiên được tiết lộ về hoạt động phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam trên đất
Pháp, về những người lính thợ phải chịu khổ cực, đòn roi, bị bóc lột sức lao động,
khi trở về lại bị coi là kẻ phản bội Tổ quốc… Phim lên sóng trong khung giờ
VTV
đặc biệt
tháng 8/2019.