Table of Contents Table of Contents
Previous Page  20 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 20 / 92 Next Page
Page Background

20

Được gọi là nhạc s của những

ca khúc về Hà Nội, ông có ngh đó là

một vinh dự lớn đối với mình? Và Hà

Nội được ví như “người tình” muôn

thuở trong âm nhạc của ông? 

Với tôi, điều đó không có gì là ghê

gớm mà chỉ coi đó là bổn phận của

mình. Trải qua thời niên thiếu và cả một

quãng đời tuổi trẻ ở đất Hà thành, tôi

yêu Hà Nội vì đó là một phần máu thịt

của cuộc đời tôi. Hà Nội với tôi là một

trang nhạc thực sự rung động, nó

không có sự cũ kĩ bụi bặm của mảnh

đất ngàn năm văn hiến mà nó là vẻ đẹp

lãng mạn nên thơ với hương hoa sữa

nồng nàn, với chiều sương giăng lối cũ,

một Hà Nội ngây ngất nắng, đẹp đôi khi

buồn nhưng không đau khổ. Và, khi ta

đã yêu cái gì đó tha thiết quá đều có

cảm giác như một “người tình” vậy. Tôi

yêu Hà Nội cực đoan khi nhìn chiếc lá,

tôi viết để trả nợ cho mảnh đất quê

hương, nơi tôi đã lớn lên, nơi có căn

nhà mẹ cha tôi đã đổ sập sau những

trận bom B52. Nơi đã cùng tôi hoài thai

những ước mơ của tuổi trẻ, nơi tôi đã ra

đi, đã đau đáu nhớ thương và trở về. 

Ông là một trong những nhạc s

“kết duyên” nhiều nhất với các nhà

thơ. Nếu không có họ, sẽ khó có một

Phú Quang hoàn chỉnh của âm nhạc?

Khi phổ nhạc, ông thường giữ nguyên

tác hay thường chỉ chọn lấy cái cốt lõi

rồi nâng cánh cho nó bay lên? 

Thật lòng mà nói, từ trẻ và cho đến

bây giờ, tôi thích văn chương và có rất

nhiều bạn bè là nhà thơ. Đọc thơ của

họ tôi thích lắm, thấy đời sống của dân

văn chương sâu sắc, mỗi khi đọc được

bài thơ hay tôi thường đắm chìm trong

đó. Đôi khi là một câu thơ vô tình cứ

quẩn quanh trong đầu, đòi có thêm hình

hài, diện mạo mới trong âm nhạc, làm

tôi mất ăn mất ngủ. Việc tôi có nhiều bài

hát phổ thơ cũng là lẽ đương nhiên. Và

trong mỗi bài thơ, tôi sẽ phải chọn cái

lõi và sẽ thêm ca từ của tôi. Một câu thơ

thôi nhưng sẽ là vĩnh viễn không có bài

hát nếu tôi không nhìn ra nó. Bởi vậy,

tôi luôn đề rõ điều này trong tác phẩm

để tỏ lòng tôn kính người đã gợi cảm

hứng sáng tác cho mình.

Nghe nhạc của ông dường như

thấy mỗi ca khúc là nỗi niềm vận vào

nhạc? Tố chất con người ông là nỗi

cô đơn bẩm sinh đeo bám, và nhạc s

đành nương vào âm nhạc để thổn

thức nỗi lòng?

Để nói về cuộc đời, về chính mình,

tôi đã từng viết: “17 tuổi trong nỗi bức

xúc tuyệt vọng của tâm trí, trong sự

chao đảo của lòng tin, tôi đã viết tác

Nhạc sĩ Phú Quang

VẪN ĐẦY ẮP CÁC DỰ ĐỊNH ÂM NHẠC

“KHỞI ĐIỂM CỦA TÔI TRONG VIỆC VIẾT CA KHÚC CHỈ NHẰM MỤC ĐÍCH TỰ GIẢI THOÁT

KHỎI NHỮNG ÁM ẢNH CỦA ĐỜI SỐNG ĐẦY BỨC XÚC VỀ THÂN PHẬN, VỀ TÌNH YÊU. TÔI ĐÃ

VIẾT NHƯ MỘT LỜI TỰ THÚ CHÂN THÀNH CHO NHỮNG KỈ NIỆM CHẲNG THỂ NÀO QUÊN, ĐÃ

ĐẾN, ĐÃ ĐI QUA CUỘC ĐỜI MÌNH VỚI HI VỌNG TÌM THẤY CHO MÌNH SỰ THANH THẢN KHI

BÀI CA ĐƯỢC VANG LÊN...”. NHẠC SĨ PHÚ QUANG ĐÃ TÂM SỰ NHƯ VẬY TRƯỚC ĐÊM

NHẠC CÁ NHÂN DIỄN RA VÀO THÁNG 8 NÀY.

ĐỐI THOẠI